Tất cả mọi chất dinh dưỡng trẻ cần có sẵn trong tự nhiên ở trứng, thịt, cá, các loại hạt, rau củ và hoa quả. Mẹ nên cho con ăn uống đa dạng để có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng tự nhiên có lợi cho cơ thể bé, tốt hơn rất nhiều những vitamin tổng hợp đó nhé!
Vitamin D:
Có eva sẵn trong nắng trời. Tắm nắng đúng cách là cách tốt nhất để cơ thể nhận đủ vit D. Ánh nắng không những giúp cơ thể tổng hợp vit D mà còn giúp da trở nên dày hơn, ngăn cản các tia tử ngoại "ăn sâu" vào da, nhờ vậy giúp ngăn ngừa ung thư da. Đừng tin vào tác dụng của kem chống nắng, tốt nhất là sử dụng quần áo để che nắng gắt (trẻ cần được tắm nắng nhưng không được để da bị cháy nắng). Kem chống nắng giúp da không bị đỏ ửng lên do tác dụng của tia UVB nhưng lại không có hoặc chỉ có rất ít tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA. Kem chống nắng còn ngăn cản quá trình dày lên của da. Thực tế cho thấy trong vòng 40 năm kể từ khi kem chống nắng ra đời, số lượng bệnh nhân ung thư da tại Thụy Điển đã tăng 4 lần ở nam giới và hơn 3 lần ở nữ giới. Ngoài nắng trời ra thì một số thực phẩm giàu vit D bao gồm cá hồi, trứng, bơ, gan, sữa nguyên kem.
Sắt:
Trẻ nhỏ cần 1mg sắt/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu sắt của trẻ rất cao nhưng lượng ăn được lại khá ít nên trẻ cần được ăn các thức ăn giàu sắt. Sắt có trong huyết động vật, gan, thịt là loại sắt dễ hấp thụ. Sắt từ nguồn thực vật có nhiều ở mơ khô, mận khô, các loại hạt, các loại đậu, đậu phụ, trứng, súp lơ xanh... tuy nhiên cơ thể khó hấp thụ loại sắt này hơn nên cần sự trợ giúp của vitamin c. Khi trẻ ăn đồ ăn giàu sắt, cơ thể sẽ dự trữ lại lượng sắt dư thừa của ngày hôm đó để sử dụng cho những ngày khác. Sắt rất quan trọng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi là nhóm dễ bị thiếu máu do thiếu sắt nhất, tuy nhiên không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều đồ ăn giàu sắt cho trẻ vì thừa sắt cũng không tốt (cơ thể không có khả năng tự đào thải sắt). Trẻ nhỏ không nên dùng nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng không những chứa rất ít sắt mà còn làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể. Sữa có thể dùng trong nấu ăn.
Tham khảo chữa bệnh lạc nội mạc tử cung
Vitamin A:
Sữa mẹ chứa nhiều vitamin A. Trong đồ ăn thì bơ, trứng, gan, các loại rau củ màu đỏ vàng là những thứ giàu vitamin A. Từ năm 2006 thì trẻ ở TĐ đã ngừng bổ sung vitamin A qua đường uống vì nhiều nghiên cứu cho thấy quá nhiều vitamin A có thể gây loãng xương sau này.
Vitamin C:
Có nhiều trong hoa quả. Trẻ chỉ cần ăn vài múi cam là đã đủ nhu cầu vitamin C cho cả ngày.
Vitamin B:
Vitamin B có nhiều trong thịt, cá, trứng. Trẻ thường ít khi bị thiếu các loại vitamin B. Vitamin B12 chỉ có từ nguồn động vật (dù ít nhưng đủ cho nhu cầu của cơ thể). Những trẻ ăn theo chế độ vegan (hoàn toàn ko dùng thức ăn có nguồn gốc từ động vật) có thể cần bổ sung B12.
Vitamin E và K
Cũng là những vitamin cần thiết nhưng ít khi trẻ bị thiếu. Vitamin E có nhiều trong lòng đỏ trứng, dầu hạt cải, dầu olive, các loại hạt, quả bơ, mơ và tôm. Vitamin K cơ thể có thể tự tạo ra từ hệ khuẩn đường ruột, ngoài ra còn có nhiều trong rau củ, dầu hạt cải, dầu olive, trứng.
Các loại khoáng chất như canxi, kẽm, iot:
Canxi có nhiều trong hạt mè, trứng, tôm cá, rau cải bó xôi, rau cải xoăn (kale), súp lơ xanh và các loại hạt. Kẽm có nhiều trong thịt, các loại hạt, trứng, hàu. Iot có nhiều trong cá, tảo biển, thịt và trứng. Tuy nhiên quá nhiều iot lại ảnh hưởng đến tuyến giáp, chính vì vậy trẻ không nên dùng các loại tảo biển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét