Hồi mới đẻ xong, em bị stress nặng vì đêm nào con cũng quấy khóc om sòm. Cả nhà em cứ người nọ người kia truyền tay nhau bế bé mà không thể nào dừng được tiếng khóc của con. Em nghe mấy bà nói, con bị khóc dạ đề đấy, cứ đến thời điểm buổi tối là con sẽ khóc, và nó còn kéo dài đến khi con tròn 3 tháng tuổi.
Hình minh họa.
Sau sinh mà đêm nào con cũng khóc thế thì em biết sống làm sao? Thấy cảnh đêm nào con cũng khóc lóc ngằn ngặt, tím tái cả người lại thì em lo lắng và thương con quá. Thế là em quyết định bế con đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Tham khảo lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không
Chị bác sĩ eva nói với em, con khóc đêm có thể do mấy nguyên nhân sau:
- Bé bị kích thích quá mức: Trẻ sơ sinh có khả năng tự xây dựng cho mình một cơ chế bảo vệ để có cảm giác gần giống như khi bé ở trong bụng mẹ, con sẽ không tiếp nhận âm thanh và ánh sáng quá nhiều. Sau khoảng 3 tuần, những giác quan của bé dần trở nên hoàn thiện nên con dễ bị quá tải với các kích thích từ môi trường. Con khóc là cách để bé giải tỏa những căng thẳng của mình. Cho đến khi bé thích nghi và quen dần với những giác quan của mình đem lại thì bé sẽ ngừng khóc.
- Bé bị trào ngược: Chứng trào ngược dạ dày, thực quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh khi cơ thắt tại thực quản khiến con thường xuyên bị ợ trớ, ăn kém và thường cảm thấy khó chịu khiến con phải giải tỏa bằng tiếng khóc.
- Con không tiêu hóa được hết thức ăn: Trẻ mới sinh, hệ tiêu hóa còn rất non nớt nên dù thức ăn con nhận vào cơ thể chỉ là sữa mẹ cũng khiến con gặp khó khăn. Thức ăn có thể đi rất nhanh qua ruột mà không được tiêu hóa hoàn toàn. Kết quả là bé sẽ bị đau vì có quá nhiều
- Trẻ bị hút thuốc lá thụ động: Bất kỳ thành viên nào trong nhà hút thuốc lá cũng có thể khiến bé chịu ảnh hưởng. Việc hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng khả năng bé khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Nghe chị ấy nói em mới hiểu ra những vấn đề con mình có thể gặp phải. Sau đó, em về thay đổi một số thói quen sinh hoạt của hai mẹ con, bé nhà em từ đó giảm dần quấy khóc và dần dần không còn khóc đêm nữa. Em mừng quá các chị ạ.
Em kể các chị nghe cách em áp dụng dưới đây nhé:
- Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ: Sau sinh em không kiêng kỵ nhiều lắm nên ăn hầu hết các loại thực phẩm. Tuy nhiên điều đó cũng không hẳn là tốt. Mẹ sau sinh nên hạn chế một số loại thực phẩm gây khó chịu cho con như: rau họ cải (bắp cải, súp lơ), sô-cô-la, các thực phẩm gây dị ứng như sữa, đậu nành, lúa mạch, trứng, đậu phộng, cá... Khi ăn những loại thực phẩm này sẽ được tiết trực tiếp qua nguồn sữa mẹ cho con bú nên trẻ có thể bị dị ứng. Em thay đổi thực đơn ăn uống của mình thì thấy con cũng cảm giác dễ chịu hơn hẳn.
- Sử dụng men vi sinh: Khi em đưa con đến gặp bác sĩ thì được tư vấn sử dụng thêm một số loại men vi sinh để giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của con.
- Massage cho con: Mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, bụng. Các mẹ còn có thể tranh thủ nhờ các ông bố massage cho mình trong lúc đó.
- Mở nhạc nhạc êm dịu: các bé sẽ bớt khóc khi nghe các giai điệu êm dịu như các bài hát ru. Bé sơ sinh còn thích cả các âm thanh của thiên nhiên. Mẹ hãy thử nghiệm các loại âm thanh khác nhau để tìm ra sở thích của bé nhé.
- Tạo áp lực lên bụng bé: một số bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được đặt nằm sấp và chà sát nhẹ lên lưng.
- Không để con tiếp xúc với khói thuốc lá.
Trộm vía con em sau đó đã ăn ngon, ngủ ngon, đêm đói thì bé ngọ nguậy, em cho con bú là lại ngủ tít luôn. Nhìn con như vậy thì sung sướng quá đi các chị ạ!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét