Get me outta here!

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Sữa mẹ luôn là tốt nhất, ngay cả khi mẹ nhiễm HIV

Lungi Langa cho biết: “Bằng chứng đã chỉ ra rằng các bà mẹ dương tính với HIV nên cho con bú để tối đa hoá sức khoẻ của trẻ nhưng nhân viên y tế ở Nam Phi cũng phải đối mặt với trận chiến gay go để thay đổi thái độ và thói quen này”

Cho con bú là điều tự nhiên nhưng cũng không phải đơn giản để làm điều đó. Giáo sư Anna Coutsoudis, Sở Nhi khoa và Sức khỏe trẻ em Đại học KwaZulu-Nata, Durban cho biết: “Vấn đề bắt đầu ngay từ khi mới sinh. Các bác sĩ và y tá không có các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ và tư vấn cho bà mẹ. Vì vậy khi vấn đề phát sinh như nứt núm vú, mẹ sẽ cảm thấy đau khi cho bé bú và trẻ sơ sinh cũng không hài lòng về chuyện này. Sau đó, khi các bà mẹ quá đau và chán nản, họ lại được khuyên ngừng cho con bú để sử dụng sữa công thức thay thế”.
Thelma Raqa, một nhân viên tư vấn tiền sản có trụ sở tại Bệnh viện Mowbray ở Cape Town cho biết: “Nếu người mẹ có HIV dương tính, người mẹ sẽ không được cho con bú”
Trước đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nhiễm HIV nên chuẩn bị sẵn sữa công thức nếu họ không có khả năng cho con bú. Nhưng một nghiên cứu nổi lên từ Nam Phi cho thấy rằng sự kết hợp giữa sữa mẹ hoàn toàn và điều trị ARV có thể làm giảm đáng kể lây lan HIV từ mẹ sang con.
Ngày 30/11/2009, WHO đã tuyên bố khuyến cáo mới về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh của các bà mẹ HIV dương tính dựa trên nghiên cứu mới này. Lần đầu tiên, WHO khuyến cáo các bà mẹ nhiễm HIV hoặc trẻ sơ sinh có thể dùng thuốc kháng virus trong suốt thời gian cho con bú đến khi trẻ được 12 tháng tuổi. Điều này có nghĩa trẻ có thể được bú sữa mẹ nhưng rất ít nguy cơ nhiễm HIV.
Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giảm nguy cơ lây truyền HIV 3 - 4 lần so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ kết hợp với sữa công thức và các loại thực phẩm khác.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, các bà mẹ nhiễm HIV có dùng thuốc kháng virus trong quá trình mang thai, sinh đẻ và cho con bú làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh khoảng 42%. Các nghiên cứu cho con bú bằng thuốc ARV và Tổ chức Dinh dưỡng lại Malawi cũng cho thấy nguy cơ lây truyền HIV giảm xuống chỉ còn 1,8% đối với trẻ sơ sinh dùng thuốc kháng retrovirus hàng ngày trong khi bú mẹ trong vòng 6 tháng. Mặc dù những phát hiện này sẽ là 1 thách thức để thay đổi văn hoá nuôi con bằng sữa công thức ở Nam Phi. Điều này bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ người nhiễm HIV ở Nam Phi khá cao, chiếm 18% dân số theo ước tính đến năm 2008 của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS. Điều tra y tế Nam Phi năm 2003 cho thấy ít hơn 12% trẻ em được bú mẹ trong 3 tháng đầu tiên và giảm xuống chỉ còn 1,5% đối với trẻ 3-6 tháng.
Một số nhân viên y tế vẫn chưa tin tưởng vào lợi ích của việc cho con bú đối với cả những bà mẹ không nhiễm HIV. Như Linda Glynn, nhân viên tư vấn tại bệnh viện phụ sản Mowbray ở Cape Town cho biết: “Cũng không có gì quá quan trọng khi cho con bú mẹ hay bú sữa công thức. Một số nhân viên y tế còn nghĩ rằng cho con bú là một sự lãng phí thời gian và bất tiện”. Tuy nhiên, những rủi ro của việc không cho con bú mẹ thường không được cảnh báo. Hầu hết trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV và lớn lên bằng sữa công thức không chết vì HIV mà vì suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi và các nguyên nhân khác. Cho con bú không chỉ cung cấp cho các em bé dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển tối ưu mà còn cung cấp kháng thể cần thiết để bảo vệ chúng chống lại một số bệnh tật.
WHO còn khuyến cáo tất cả các bà mẹ bất kể tình trạng HIV của họ như thế nào đều nên cho con bú mẹ hoàn toàn – nghĩa là không thêm nước và thức ăn khác – trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, em bé nên bắt đầu ăn dặm bổ sung. Các bà mẹ không nhiễm HIV nên cho con bú đến khi trẻ 2 tuổi.
Penny Reimers, Y tá tại Đại học Công nghệ Durban cho biết tỷ lệ trẻ bú mẹ giảm là do một số nước sữa công thức được phân phối miễn phí, trong đó có Nam Phi. Sữa công thức được phát miễn phí từ các tổ chức phi chính phủ, các nhà chức trách địa phương nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con. Sáng kiến này chắc chắc là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ cho con bú. Một hậu quả không lường trước được là thậm chí các bà mẹ không nhiễm HIV cũng chuyển sang cho con bú sữa công thức.
Một lí do nữa khiến cho các bà mẹ cho con mình uống sữa công thức xuất phát từ các chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ và không trung thực rằng sữa công thức có chứa thành phần đặc biệt cải thiện sức khoẻ các em bé. Coutsoudis nói: “Họ đã không nói lên sự thật rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa công thức có thể gây nguy hiểm vì nó không phải là sản phẩm vô trùng và dễ bị ô nhiễm”
Nhưng ngay cả khi chiến dịch tiếp thị bị đè bẹp, còn 1 áp lực khác khiến trẻ không được bú mẹ, đó là vai trò của phụ nữ trong xã hội Nam Phi. Nhiều phụ nữ đã phải đấu tranh để được cho con bú. Một nhân viên hành chính tại Toà án Wynberg, Cape Town đã có con trai thứ 2 được hưởng 4 tháng thai sản theo luật lao động Nam Phi cũng rất vất vả khi cho con bú mẹ sau khi cô đi làm. Cô cho biết: “Tôi may mắn hơn những người khác do tôi làm việc gần nhà và tôi có thể lái xe về nhà để cho con bú ròi vội vã trở lại làm việc. Sau đó tôi vắt sữa trữ sẵn vào chai nhưng phải làm việc này lén lút trong phòng họp công ty”. Còn Deidre Xim-ri, quản lý hoạt động cho một công ty vận tải thì vắt sữa cho con trong phòng chờ xe khi không có người. Cả 2 đều cảm thấy việc nghỉ thai sản 4 tháng là quá ngắn ngủi.
Louise Goosen, một nhà tư vấn eva cho con bú tại Bệnh viện phụ sản Mowbray ở Cape Town, nói rằng "sẽ trở lại làm việc" là một trong những lý do phổ biến nhất các bà mẹ đưa ra cho việc dừng cho con bú. Ngay cả những bà mẹ không đi làm thì việc cho con bú sữa công thức cũng là một cám dỗ lớn do sự tiện lợi của nó. Goosen giải thích: “Việc của chúng ta là khuyến khích và giáo dục các bà mẹ về tầm quan trọng của sữa mẹ cho bé trong thời gian mẹ đi làm”.
Vì vậy, cần đưa ra các điều thuận lợi để khuyến khích mẹ cho trẻ bú như có khoảng thời gian để mẹ sau sinh có thể về nhà cho con bú rồi quay trở lại làm việc hoặc có nơi vắt sữa riêng tư tại văn phòng. Chính phủ cũng cần làm nhiều hơn để truyền đạt thông điệp rằng cho con bú là tốt nhất. Mặc dù đã có một số chiến dịch cổ vũ việc nuôi con sữa mẹ nhưng như thế vẫn chưa đủ.
Coutsoudis đồng ý rằng chương trình vận động nên được mở rộng cho toàn thể xã hội và phải trở thành "một cách tự nhiên để nuôi một em bé". Coutsoudis nói thêm: "Các đại diện chính là các nhân viên y tế phải thường xuyên khuyến khích và hỗ trợ các bà mẹ”. Nếu không có sự hỗ trợ của họ, làm thế nào để nhanh chóng thay đổi thói quen cũ? Các chuyên gia y tế cũng cần hỗ trợ cho nhân viên y tế thông điệp và sự hiểu biết rõ về sữa mẹ. Như Sigasana nói: "Chúng tôi cần phải chắc chắn rằng những người tương tác trực tiếp với các bà mẹ đang đưa ra các thông tin chính xác".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét