Get me outta here!

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Mẹ bầu đừng nghĩ sinh xong là hết lo nhé. Tuần đầu sau sinh mới là "khổ ải" nếu không nắm rõ 6 bí kíp sống còn này


Sau 9 th.á.n.g 10 ngày mang bầu và hạ sinh được một thiên thần tưởng chừng là lúc phụ nữ được nghỉ ngơi một chút sau quãng thời gian thật dài vất vả. Thế nhưng sự thật là không phải như thế. Sinh con xong, phụ nữ còn phải "chiến đấu" với vô vàn những rủi ro mới. Chính vì vậy, trong 1 tuần đầu sau sinh, mẹ phải được chăm sóc thật đặc biệt nhờ sự hỗ trợ của người thân để nhanh chóng vượt qua những khó khăn, đau đớn hậu sản nhé!

sau-sinh
Quan sát chặt chẽ các dấu hiệu bất thường sau sinh

Mẹ sau sinh trong 2 giờ đầu cần được quan sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp, hô hấp, lượng sản dịch chảy ra cũng như quá trình co t.ử c.u.n.g. Quãng thời gian này là thời điểm sản phụ dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết, sản giật, thuyên tắc ối,… Trong 24 giờ đầu, sản phụ cũng nên được đo nhiệt độ thường xuyên. Do sữa về khiến ngực căng tức nên mẹ có thể sốt nhẹ nhưng thường không quá 38 độ C. Nếu sau một ngày mà mẹ vẫn sốt cao thì có khả năng bị viêm tắc sữa hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.


Chú ý sản dịch

Mẹ nào sau sinh cũng sẽ bị ra sản dịch. Thông thường, sản dịch sẽ ra rất nhiều vào 3 ngày đầu và có màu đỏ tươi. Những ngày tiếp theo, sản dịch màu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Tiếp theo từ 7- 10 ngày sau sinh, trong máu sinh có mang một lượng tế bào, niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn gọi là máu sinh trắng. Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Nếu quan sát thấy sản dịch có màu lạ, kéo dài kèm mùi hôi thì sản phụ có thể đã bị bế sản dịch, cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời nhé.

Đối phó với cơn đau co dạ con

Đau dạ con là cụm từ được dùng để thể hiện cho quá trình t.ử c.u.n.g co thắt để trở lại kích cỡ lúc trước khi mang thai. Hầu hết các mẹ sau sinh đều phải đối mặt với những cơn đau này. Đặc biệt t.ử c.u.n.g co bóp mạnh hơn nếu mẹ sinh mổ hoặc sinh con lần thứ hai. Nếu cơn co khiến vết mổ lấy thai hoặc vết rạch â.m đ.ạ.o nghiêm trọng thì cần báo ngay với bác sĩ.

Còn trong trường hợp cơn đau bình thường, các mẹ có thể áp dụng các để k.í.c.h t.h.í.c.h t.ử c.u.n.g co bóp nhanh, sản phụ hoặc người nhà có thể thực hiện xoa bóp t.ử c.u.n.g bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng, liên tục với một bàn tay vào phần bụng dưới của người phụ nữ.

Chăm sóc v.ù.n.g k.í.n

Sản dịch sau sinh sẽ khiến các chị cảm giác rất khó chịu. Vì vậy, mẹ sau sinh nhớ thường xuyên thay băng vệ sinh sau mỗi 3-4 giờ để tránh viêm nhiễm. Chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh v.ù.n.g k.í.n một cách nhẹ nhàng, không nên dùng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, trừ khi đó là dung dịch rửa vết khâu tầng sinh môn được bác sĩ chỉ định. Sau khi rửa, dùng khăn bông sạch để thấm khô, tuyệt đối không dùng khăn ướt hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm để lau vì hóa chất trong các loại khăn này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Ngủ càng nhiều càng tốt

1 tuần đầu sau sinh là khoảng thời gian mẹ cần được nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục tốt nhất. Vì con mới sinh thường ngủ rất nhiều nên mẹ hãy tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ cùng khi bé ngủ.

Mẹ hãy nhớ tận dụng sự giúp đỡ từ ông bà, chồng, người thân... Bởi lẽ hầu như trong tuần đầu tiên, lúc nào bạn cũng sẽ có người trợ giúp bên cạnh.

Đừng quên vận động nhẹ nhàng sau sinh

Với mẹ sinh thường thì có thể đứng dậy đi lại sau 6-7 giờ sau sinh, còn với mẹ sinh mổ thì hãy đứng dậy tập đi sau khoảng 1-2 ngày nhé. Việc đi lại sớm giúp t.ử c.u.n.g co lại nhanh, sản dịch ra nhanh hơn, sớm phục hồi chức năng tiết niệu, thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa làm tăng cảm giác thèm ăn, giảm tỷ lệ bị táo bón. Tuy nhiên, các chị cũng đừng ham vận động quá mạnh hoặc ngồi xổm lâu sau khi sinh để tránh bị sa t.ử c.u.n.g nhé.

Chúc các mẹ eva nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh để chăm sóc bé yêu của mình!



Hình minh họa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét