Nguyên nhân khiến trẻ khóc suốt đêm, khó ngủ là rất nhiều, thường thấy nhất là đói bụng và ướt quần, nhưng trong đó cũng có lí do cơ thể không khỏe, cho nên, khi thấy trẻ khóc mãi không ngủ, bố mẹ trước hết nên tìm nguyên nhân rồi mới đưa ra cách xử lý thích hợp.
1. Bé khóc đêm do khó chịu
Những tin tức nguyên nhân khiến bé khóc ban đêm có thể chỉ là do bé thấy khó chịu do:
Bé đã tè, ị ra rồi mà mẹ chưa thay cho bé.
Nhiệt độ trong phòng khá cao mà bé lại mặc hơi nhiều quần áo, dẫn đến ra mồ hôi làm ướt quần áo khiến bé khó chịu.
Đắp chăn quá ít khiến bé thấy lạnh.
Bé thấy khát, đói bụng.
Do đó, khi thấy bé khóc và tỏ ra khó chịu, mẹ hãy kiểm tra những vấn đề trên đã nhé. Cũng có thể do bé ngày ngủ quá nhiều, đêm không ngủ, rất tỉnh táo, nếu người lớn không ôm, không để là khóc suốt. Nếu là như thế thì ban ngày bố mẹ nên chơi với bé, dần dần hình thành thói quen ngày thức đêm ngủ cho bé.
Cảnh giác trước u lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không
2. Những trường hợp bé khóc đêm vì bị bệnh
Bé bị đầy bụng: đầy bụng là khi phần bụng của bé chứa một lượng khí lớn, đấy không ra, dẫn đến đau bụng. Bệnh này thường phát tác vào ban đêm, hai chân xoắn vào nhau khóc thảm thiết. Cách trị bệnh là khi trẻ khóc cho trẻ nằm sấp, phần bụng đệm một cái gối, để giảm lượng khí tích trong bụng, sau khi cho trẻ bú thì bế dựng bé lên, nhẹ nhàng vỗ vào lưng để bé đánh hơi, giảm lượng khi tích trong bụng, lượng đường trong sữa bò dành cho trẻ nhất định không được vượt 5 8%, tránh lượng đường quá nhiều lên men, gây khi trong bụng.
Bé bị lồng ruột: lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 - 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 - 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm.
Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân.
Khi trẻ bị lồng ruột có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bất thường như trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi.
Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.
3. Những biện pháp giúp bé ít khóc đêm
Hạn chế thời gian ngủ ngày của bé
Hạn chế thời gian ngủ ngày của bé, không nên cho bé ăn quá no trong một lần bú, khi bé bú xong mẹ cần chơi đùa với bé đến khi trẻ mệt ngủ thiếp đi. Ban ngày không nên để bé ngủ quá lâu, từ 1 đến 2 tiếng là được, vượt quá 2 tiếng nên gọi bé dậy cho bé bú, chơi đồ chơi.
Ban đêm tạo cho bé không gian ngủ tốt nhất
Khi trời sắp tối nên tắm cho bé bằng nước ấm, tiến hành mát xa cho bé, có thể khiến cho bé ngoan ngoãn.
Trước khi ngủ nên cho bé bú chút sữa, giúp cho bé sảng khoái đi vào giấc ngủ, nhưng nên hạn chế cho bé ngậm vú đi ngủ.
Mẹ có thể vuốt ve nhẹ nhàng đầu bé, từ đỉnh đầu xuống trán, đồng thời hát ru ngủ bé. Tạo cho trẻ một không gian ngủ yên tĩnh, tốt đẹp, hài hòa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét