Thông thường để tiết kiệm chi phí và cả tiết kiệm thời gian nhiều người khi đi đổ xăng đều muốn đổ một lần cho đầy bình hoặc chí ít cũng đổ 50 ngàn đồng. Dần già thành thói quen khi đi dổ xăng mà lại không biết rằng trên thực tế việc đổ xăng như thế này vô cùng sai lầm. Bởi lẽ mọi người ra đổ xăng hay thích kêu đổ 50k hoặc đổ đầy bình vì chúng ta đều sẽ được bơm số lượng xăng ứng với số tiền đã trả và tiện lợi vì khỏi cần phải đổ đi đổ lại nhiều lần. Nhưng từ nay đừng làm thế nữa nhé, nguyên nhân là như thế này đây mọi người ạ!
Hình minh họa
Mọi người khi đi đổ xăng thì vẫn cứ nghĩ rằng số lượng xăng sẽ ứng với số lương tiền tương đương nhưng lại chủ quan không biết rằng mình đang bị lừa gạt một cách trắng trợn. Trên thực tế, nếu người bán xăng bấm số tiền rồi mới bơm xăng thì sẽ được đủ số lượng. Còn nếu người ta không bấm số tiền mà cứ bơm cho đến số tiền đó rồi dừng lại thì sẽ không đủ số lượng như đồng hồ hiển thị. Và thậm chí vài chiêu bán hàng gian lận sẽ xảy ra tại cây xăng như sau. Dưới đây nêu ra 2 trường hợp cụ thể để chị em cảnh giác nhé:
Trường hợp 1:
Khi chúng ta yêu cầu đổ 50k mà thấy hai nhân viên cùng đứng 1 cây xăng nhỏ không reset máy. Mánh khóe bán hàng trong trường hợp này là có 2 nhân viên cây xăng, một người bên trong và bên ngoài, khi không có khách, một nhân viên sẽ đổ 1 ít xăng vào một dụng cụ chứa, khi khách đến, họ sẽ đổ cho khách mà không reset máy. Hoặc reset với 1 mức giá ảo nhẹ khởi điểm. Mà đương nhiên chúng ta sẽ không thể phát hiện ra mánh khóe tinh vi đó.
Nói một cách khác thì cách này cũng gần giống cách đổ chồng, nhưng số tiền lấy túi ngoài số tiền “ảo” trước đó (khi không reset máy) còn có số xăng lấy được của khách hàng. Thế là yêu cầu đổ 50k thì nó cũng chỉ có một chút thôi. Vậy nên khi thấy 2 nhân viên đứng cùng 1 cây xăng thì các chị em phải thật cẩn trọng đề phòng nhé.
Hoặc thủ thuật khác là: Bạn muốn đổ 50.000 VNĐ tiền xăng, khi đó bằng thao tác bấm cò 2 lần ở mức 30.000 VNĐ thì số tiền bạn phải trả đã lên tới 50.000 VNĐ.
Có người thật việc thật luôn nè các chị, theo lời anh Phạm Quang Phúc kể lại: “Một lần khi tôi ghé đổ xăng tại một cây xăng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, đồng hồ tính tiền chỉ 59.230 đồng nhưng nhân viên dừng bơm và nói hết 60.000 đồng. Tôi đưa 1 tờ 500.000 đồng và có hỏi sao bơm thiếu nhiều tiền thế. Do bực tôi và mất tập trung nên khi nhân viên trả lại tiền tôi không để ý, đút luôn tiền vào túi và đi luôn.
Đến cơ quan khi thanh toán tiền điện thoại mới phát hiện chỉ được nhân viên bán xăng trả lại 40.000 đồng, còn thiếu 400.000 đồng nữa.
Buổi chiều, đi làm về tôi quay lại thì nhân viên đó nói không thừa tiền nên không trả tiền cho tôi.”
Trường hợp 2:
Khi chúng ta yêu cầu đổ đầy bình thì nhân viên cây xăng đổ ăn gian số lít để đồng hồ chạy thêm vài lít. Trường hợp này không phải hy hữu vì thật ra nó rất phổ biến hiện nay chỉ là chúng ta chưa biết được mánh của họ mà thôi. Có những trường hợp nam nhân viên cây xăng xe chỉ 50 nhưng đổ 56 lít hay bình 60 lít mà máy bơm hiển thị đã đổ 63 lít. Do bạn có thể không để ý nên không biết bình xăng mình tối đa bao nhiêu thì sẽ bị ăn gian ngay. Chỉ một phút lơ là là biết bao nhiêu tiền xăng ăn gian được nhẹ nhàng rơi vào túi của nhân viên cây xanh. Dùng những mánh rất nhỏ nhưng áp dụng với nhiều người thì hàng ngày họ đã "bỏ túi" riêng được biết bao nhiêu tiền gian lận.
Thiết nghĩ việc cần làm để bảo vệ chính bản thân mình là mỗi khi đi đổ xăng chúng ta cần chú ý hạn chế yêu cầu đổ đầy bình, ngoài ra cũng để ý những cây xăng có nhiều nhân viên làm việc và có hành động đáng ngờ nhé. Ví dụ như muốn đổ xăng đầy bình thì hãy biết điều này để đừng bao giờ mắc bẫy của cửa hàng bán xăng gian lận.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo dung tích bình xăng của một số loại xe phổ biến hiện nay nha:
1. Xe của hãng Honda Việt Nam:
– SH 125cc và SH 150cc: 7,5 lít
– Airblade: 4,5 lít
– Lead: 6,5 lít
– Click: 3,6 lít
– Future Neo/ Future X: 3,7 lít
– Super Dream: 3,7 lít
2. Xe của hãng Yamaha:
– Nouvo 135/115: 4,8 lít
– Exiter: 4 lít
– Jupiter/Taurus/Sirius: 4,2 lít
– Lexam: 4,1 lít
– Classico: 4,1 lít
3. Xe của hãng Piaggio
– Vespa S125/S150: 8,5 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)
– Vespa LX: 8,5 lít
– Vespa GTS Super: 10 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)
– Liberty RST: 7 lít (bao gồm 1,5 lít dự trữ)
– Piaggio Zip: 7,3 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)
– Fly: 7,2 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)
Một mẹo nhỏ mách bạn để thoát khỏi tình trạng bị gạt tiền là các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được móc túi. Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe. Do đó dưới đây là một số thông tin cần chú ý để các bạn biết nè:
1. Pha xăng để bán xăng kém chất lượng
Với cách này bạn vẫn trả giá của loại xăng chất lượng nhưng xăng được đổ lại là loại xăng kém chất lượng, thậm chí có thể gây cháy nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nghĩa là khi khách hàng vào đổ xăng, đáng ra phải reset máy về số 0 sau khi đổ cho người trước. Thế nhưng khi thấy khách hàng không chú ý (cầm điện thoại nhắn tin, nhớ là không gọi điện ở cây xăng nhé vì rất nguy hiểm).
2. Đổ chồng
Nhân viên cây xăng sẽ đổ tiếp mà không reset máy, tất nhiên khi tính tiền, bạn sẽ phải trả thêm tiền mà người trước đã đổ. Thật đơn giản đúng không nào!
Nếu lỡ bị phát hiện, họ sẽ vội xin lỗi như thể quên reset máy. Vì thế khi đổ xăng hãy chú ý nhân viên đổ xăng có reset máy về số 0 không nhé. Nếu không hãy yêu cầu nhân viên đổ xăng đó reset nhé!
3. Cây xăng gắn chip 1 ăn 80
Giả như khi bạn yêu cầu đổ xăng đầy bình. Họ sẽ đổ đầy đó số xăng bạn được đổ không bao giờ là 1 lít (0.7 lít hoặc hơn thế). Tại sao ư? Vì ống thủy tinh (vật dụng chứa xăng để bán của cây xăng mini) không có dung tích thật như bên ngoài.
Những cây xăng mini gian lận kiểu này đều được thiết kế chỉnh “1 lít ăn 80”. Thậm chí có thể ăn gian tới 65.
Bạn có thể xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét