Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khái niệm “bữa ăn cầu vồng” nghĩa là những bữa ăn có sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm với những màu sắc khác nhau, đặc biệt là từ rau, củ và trái cây. Màu sắc của thực phẩm chính là sự chỉ dẫn tốt nhất về những lợi ích mà thực phẩm đó mang lại. Những nhóm thực phẩm với màu sắc khác nhau chứa những hoạt chất rất khác nhau và có lợi ích riêng đối với sức khoẻ và cơ thể chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhé.
1. Thực phẩm có màu đỏ
Màu đỏ là chỉ dẫn cho sự có mặt của chất lycopene. Lycopene là một chất chống oxy hóa cực mạnh, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch. Ngày nay các khoa học đã chứng minh được tác dụng đặc biệt của lycopen về khả năng ngăn chặn quá trình oxi hóa, lão hóa tế bào và chống gốc tự do.
Chất lycopene trong thực phẩm màu đó như cà chua, quả gấc, dưa hấu, quả ớt chuông (màu đỏ) và những quả mọng màu đỏ. Hãy cố gắng đưa những loại thực phẩm màu đỏ này vào bữa ăn hàng ngày, ít nhất là một khẩu phần mỗi ngày.
2. Những thực phẩm có màu vàng cam
Beta carotene là chất tạo nên màu sắc vàng cam ở những loại thực phẩm như khoai lang, bí ngô, cà rốt,... Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch...
Beta caroten còn có tính chống ôxy hoá ưu việt vì nó có tác dụng khử hết gốc tự do dư thừa trong cơ thể, nhờ vậy, ta có thể tránh được những gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, làm chậm quá trình lão hoá, ngăn ngừa ung thư.
3. Những thực phẩm màu vàng
Những loại trái cây có vị chua như chanh đào, chanh, quýt, đu đủ đều chứa rất nhiều vitamin C. Công dụng của vitamin C đối với sức khoẻ thì chúng ta đều biết: là chất kích hoạt enzyme, tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol, tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể, phòng chống ung thư, chống cảm lạnh,...
Những thực phẩm có màu vàng này còn rất giàu chất flavonoids. Hầu hết flavonoids trong cơ thể con người hoạt động như một chất chống ô-xy hoá. Với khả năng này, chúng giúp trung hoà các phân tử có chứa ô-xy hoá phản ứng quá mức và ngăn ngừa các phân tử đó gây hại cho tế bào. Hãy ăn những loại thực phẩm màu vàng này ít nhất hai khẩu phần mỗi ngày.
4. Những thực phẩm có màu xanh
Những thực phẩm có màu xanh thường chứa nhiều chất glucosinolates. Đây là chất tạo nên mùi thơm hăng và vị đắng đặc trưng của rau lá màu xanh. Trong quá trình chuẩn bị thức ăn, nhai, và tiêu hóa, glucosinolate trong các loại rau được chia nhỏ để tạo thành hợp chất hoạt tính sinh học như indole, nitrile, thioxyanat và Isothiocyanat và những chất này đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của bệnh ung thư ở một số bộ phận ở cơ thể chuột, bao gồm bàng quang, vú, đại tràng, gan, phổi, và dạ dày
Những loại thực phẩm có màu xanh này cũng giàu vitamin K – là loại vitamin cần thiết để chống lại tiểu đường, nhờ vậy ngăn chặn được nguy cơ ung thư tụy. Hãy ăn những loại thực phẩm có màu xanh hàng ngày, ít nhất một khẩu phần mỗi ngày.
5. Những thực phẩm có màu trung tính
Những ví dụ về thực phẩm có màu trung tính là: nấm, tỏi, hành, cây hẹ. Những thực phẩm này có những tác dụng chống ô-xi hóa, chống viêm sưng nhờ có hoạt chất allicin. Allicin được giải phóng khi chúng ta xắt tỏi hoặc bằm tỏi.
Mỗi loại thực phẩm trong tự nhiên đều chứa nhiều chất dinh dưỡng đáng quý, nhưng với tỷ lệ khác nhau. Việc chọn lựa và phối hợp thực phẩm một cách khoa học giúp cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không bị dư hoặc thiếu hụt.
Với những bé mới ăn dặm, mẹ càng nên cố gắng cung cấp những bữa ăn đa dạng, nhiều loại thực phẩm với nhiều màu sắc khác nhau, vừa giúp bé ngon miệng, không còn biếng ăn, vừa cung cấp những chất dinh dưỡng quý giá nhất, giúp bé phát triển tối ưu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét