Ai cũng biết là một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có ý nghĩa đến thế nào đối với sức khỏe, nên biết vá màng trinh tốn bao nhiêu tiền tại đây.thế nhưng thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh thì không phải ai cũng định nghĩa được.
Với những bé đang trong độ tuổi ăn dặm, hình thành cho bé thói quen ăn uống lành mạnh là hết sức cần thiết, không chỉ giúp bé nhận đủ dinh dưỡng trong những giai đoạn "phát triển thần tốc" này mà còn bởi việc sửa lại thói quen ăn uống khi đã lớn là không hề dễ dàng. Hãy uốn nắn ngay từ khi con còn nhỏ.
Vậy ăn uống thế nào mới là cân bằng, là lành mạnh? Hãy cùng Bé Yêu tìm hiểu nhé.
1. Không chỉ là “ăn món gì” mà là “ăn thế nào”
Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé, mẹ còn phải biết cách cho bé ăn ăn sao cho có lợi nhất. Hãy ghi nhớ những điểm sau đây, dù đơn giản nhưng rất quan trọng
Không bỏ qua bữa sáng: nhiều gia đình cha mẹ đều bận đi làm, buổi sáng vội vàng nên không chuẩn bị được bữa sáng cho bé mà thường cho bé "uống hộp sữa là đủ" bởi suy nghĩ rằng trong sữa đã đủ dinh dưỡng cần thiết, khỏi phải ăn. Điều này là rất sai lầm bởi những lý do: (1) bé cần đủ 4 nhóm chất cho bữa sáng chứ không chỉ cần đạm với đường như trong sữa, (2) uống sữa khi bụng đói là rất có hại và (3) không nên cho bé uống sữa bò, chỉ nên cho bú mẹ đến khi cai sữa là không cần uống sữa gì nữa hết. Từ đó, mẹ hãy rút kinh nghiệm, đừng cho bé uống sữa thay bữa sáng, mà nên chuẩn bị một số món đơn giản cho bữa sáng.
Cho bé ăn thêm bữa phụ trong ngày chứ không ép bé ăn dồn lại thành 3 bữa chính thật no: ngay cả người lớn cũng không nên ăn thật no dù là bữa sáng hay chiều. Chỉ ăn khi thấy đói và nên ngừng ăn khi đã thấy hết cơn đói.
Không ăn sát giờ đi ngủ: nhiều mẹ muốn "vỗ béo" con nên sát giờ đi ngủ còn cố ép con ăn thêm một bữa phụ, khi là chén chè, khi là chiếc bánh. Làm như vậy là rất có hại cho hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi lúc ban đêm. Nên cho bé ăn bữa tối trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
2. Ăn nhiều rau củ và trái cây
Những dưỡng chất như chất đạm, chất đường bộ và chất béo thì rất dễ tìm, rất dễ cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể của bé bởi hầu như thực phẩm nào cũng chứa những chất này, dù là bé ăn cơm hay ăn cháo, ăn mì thì cũng không sợ thiểu những dưỡng chất căn bản này.
Nhưng vitamin, khoáng chất và những chất chống ô-xy hóa thì không dễ tìm như vậy. Những dưỡng chất rất quý giá này hầu như chỉ có trong các loại rau củ và trái cây, mà mỗi loại rau củ và trái cây lại chỉ dồi dào một hay vài loại vitamin hay khoáng chất. Do vậy, chúng ta cần cho bé ăn nhiều và ăn đa dạng loại rau củ và trái cây thì mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể bé về những dưỡng chất này.
Hãy bổ sung rau củ vào tất cả các bữa ăn trong ngày của bé và ăn trái cây vào những bữa ăn phụ. Cố gắng lựa chọn rau củ và trái cây đa dạng, nhiều màu sắc bởi mỗi màu sắc khác nhau lại có những lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Hãy cho bé ăn it nhất hãy ăn 5 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày.
3. Chọn những loại carbohydrate cân bằng và có lợi
Carbohydrate còn gọi là chất đường bột, nó có mặt ở hầu hết các loại thực phẩm trừ thịt cá (nghĩa là những nguồn chất đạm). Sự có mặt phổ biến của chất đường bột như vậy không có nghĩa là mẹ có thể tha hồ cho bé ăn, không cần lựa chọn. Không phải loại đường bột nào cũng như nhau đâu nhé, cũng có những loại đường bột tốt và những loại đường bột xấu.
Những loại đường bột tốt có trong những loại ngũ cốc nguyên hạt, vừa có chất xơ giúp bé no lâu hơn, vừa giữ lại được nhiều vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống ô-xi hóa và phytochemicals. Những dưỡng chất này rất có lợi cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời, đồng thời ngăn ngừa những chứng bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường và một số chứng bệnh ác tính khác.
4. Cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể
Chất đạm hay còn gọi là protein là chất căn bản của sự sống trong mọi tế bào. Chất đạm là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Chất đạm là thành phần quan trọng để duy trì cân năng, phát triển não bộ và thể chất ở trẻ.
Những bé ăn chế độ ăn nghèo chất đạm trong một thời gian dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng về cân nặng, kéo theo suy dinh dưỡng về chiều cao. Chế độ ăn thiếu đạm còn dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, rất nguy hiểm. Ngoài ra, còn làm bé giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu chất đạm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của não bộ trẻ.
Đạm có trong rất nhiều loại thực phẩm, mẹ hãy cung cấp cho cơ thể con loại đạm tự nhiên này, không bao giờ cho con uống các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung đạm. Chỉ có đạm từ những thực phẩm tự nhiên mới thực sự tốt cho cơ thể con người. Những loại đạm "nhân tạo" không thể tốt được như vậy.
5. Cung cấp đủ nhu cầu canxi cho bé
Canxi là khoáng chất quan trọng nhất, cần thiết nhất và được sử dụng nhiều nhất trong cơ thể con người. Các nhà khoa học đã liệt kê được gần 200 ứng dụng khác nhau của canxi trong cơ thể người như: hình thành và giữ cho răng và xương chắc khỏe, tham gia vào quá trình phát triển cơ bắp, tham gia duy trì nhịp tim bình thường, đóng vai trò trong sự truyền dẫn của các xung thần kinh,… Ngoài ra, canxi còn điều khiển sự hình thành của các enzymes và hóc-môn.
Với các bé, cơ thể đang trong giai đoạn hình thành và phát triển thì sự cần thiết của canxi càng rõ ràng hơn nữa. Thiếu canxi ở trẻ nhỏ gây ra chứng còi xương, thấp lùn, mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt.
Nói đến canxi là mẹ nào cũng nghĩ ngay đến cho con uống sữa bò. Thật ra, có rất nhiều thực phẩm giàu canxi, không nên cho con uống sữa bò.
Ngoài ra, tốt nhất nên bổ sung canxi thông qua thực phẩm chứ không nên dùng thuốc. Song song với việc ăn những thực phẩm giàu canxi, cần chú ý bổ sung vitamin D để cơ thể bé hấp thụ canxi hiệu quả nhất. Cần cho bé vận động thường xuyên để hệ cơ, xương chắc khỏe chứ đừng nghĩ bổ sung đủ canxi và vitamin D là đã "yên tâm rồi".
6. Hạn chế ăn đường và muối
Đường không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bé mà chỉ làm cho các bé dễ bị tăng cân, béo phì. Thế nhưng việc hạn chế ăn đường không phải dễ bởi đường có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như: trong các món ăn (được dùng như gia vị khi nấu ăn), kẹo, nước ngọt có ga,...
Ở trẻ em, chức năng thận còn non nớt, vì vậy không nên cho trẻ ăn mặn. Thói quen ăn ặm này còn dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ăn nhiều muối còn làm cơ thể dễ thiếu canxi bởi nó có ảnh hưởng rõ rệt đối với bài tiết canxi qua đường tiết niệu. Bài tiết natri (muối) qua nước tiểu tăng thì bài tiết canxi cũng tăng, mất nhiều canxi qua đường nước tiểu thì canxi trong cơ thể cũng mất đi. Hãy chú ý là muối "ẩn mình" trong nhiều món đồ ăn hàng ngày mà ta không chú ý, chẳng hạn trong gói bim bim của trẻ, trong các loại xúc xích,.. Tốt nhất nên tránh những thực phẩm đóng gói sẵn này.
Việc xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng không hề dễ dàng và nhưng nếu hình thành được thói quen ăn uống khoa học cho bé từ nhỏ thì lợi ích sẽ là rất lớn trong hiện tại và trong tương lai.
Tham khảo Chỉ đi qua đêm 1 lần, chồng về nhà sốc nặng khi thấy cảnh tan hoang tại đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét