Get me outta here!

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Sự thật nước mía siêu rẻ 15.000 đồng/lít, mỗi chiếc máy ép đều chế phễu đựng đường hóa học và nước lã


Lại bực bội thêm về cách kiếm tiền của các mẹ thời nay. Trời ạ, bình thường nước mía bán đã lời lắm luôn rồi mà giờ còn chơi chiêu này. Bẩn ơi là bẩn, tệ ơi là tệ. Nước mía giá rẻ thực chất là hỗn hợp nước lã pha đường hóa học để tạo độ ngọt và màu sắc như nước mía nguyên chất. 

nuocmia-1

Ảnh minh họa


Và đặc biệt phải chú ý tin tức là cái máy mấy bà cô bán nước mía sử dụng để kiếm lời. Biết mà tức chết các bác trả lời em đi, sao thời đại bây giờ con người ác với nhau thế hở các bác. Không lo cho tính mạng bà con xóm giếng thì cũng phải nghĩ tới cái đức cái hậu cho con cháu trong nhà chứ. 


Xã hội tin tức ngày nay thiệt vô lương tâm...thiệt vô lương tâm mà đúng kiểu khó chấp nhận được. Kiểu này làm ăn không để đức cho con cháu hay sao á? Nước mía là thức uống giải nhiệt được yêu thích của rất nhiều người. Tiện lợi và có vẻ sạch sẽ, an toàn vì được ép bằng máy. Nhìn thì thấy cũng khá là an toàn cho người sử dụng nhưng với giá mía cây không ngừng tăng, vì đâu có những chai, cốc nước mía giá rẻ bất ngờ đến vậy? Mọi người đọc đi coi còn có hứng thú để uống nữa không? 

1. Máy ép chế thêm phễu đựng đường hóa học và nước lã
Theo tìm hiểu, muốn nước mía ngọt hơn thì mỗi chiếc máy ép, chủ cửa hàng có thể gia công thêm một hộc đường bên trong máy. Trong quá trình ép mía lượng đường này sẽ tự động chảy ra cùng với nước ép được mà người sử dụng sẽ không thể phát hiện ra được. 

Khi đặt vấn đề là có cách nào giúp cho lượng nước mía khi ép được nhiều hơn và ngọt hơn không, nhân viên của 1 quán nước mía trên đường Giải Phóng cho biết: ''Nếu muốn nhiều nước hơn nữa thì có thể liên hệ với mấy nhà máy cơ khí, chế thêm một chiếc phễu bên trong máy để chứa nước, đồng thời đặt sẵn tỷ lệ đường, mía, nước sao cho phù hợp. Làm được như vậy thì lượng nước sau ép có thể tăng 1/3 mà vị thì không đổi''
Thực chất, bên trong máy ép nước mía là cả nước đá. Nước đá và mía ra cùng một lúc. Người mua không thể phát hiện được. Muốn được gia công thêm bộ phận đựng đá và nước mía tan cùng nhau làm tăng dung tích phải đặt hàng tại cơ sở gia công ban đầu. Họ làm một nửa khay đá. Nước mía ép xuống chảy lẫn với đá. Để tăng độ ngọt cho nước mía vào cuối mùa (vì lúc này mía có vị chua), người bán hàng ngâm mía vào trong xô có sẵn đường hóa học, chỉ một nắm nhỏ là ngọt lịm.

Ngoài ra còn một cách nữa đó là, thêm trực tiếp nước bằng một chiếc phễu được thiết kế bên trong hộp chứa máy. Chiếc phễu này sẽ tự động thêm lượng nước phù hợp với lượng đường cho thêm.

2. Quy trình sáng tạo tinh vi
Tại một quán giải khát trên đường Cầu Giấy, giá bán mỗi cốc là 8.000 đồng. Ngoài ra, họ còn bán nước mía theo lít với giá 15.000 đồng (nguyên chất). Khách mua từ 4 lít trở lên, giá còn 13.000 đồng. Phí giao hàng là 2.000 đồng/km. Chủ cửa hàng ở đây cho biết 1 lít nước mía nguyên chất chia được khoảng 4 cốc.

Nếu tính theo giá thị trường 10.000 - 12.000 đồng một cốc, người bán sẽ thu về được 40.000 - 48.000 đồng. Trung bình mỗi ngày, bán được khoảng 50 lít nước mía nguyên chất, những hôm nắng nóng tăng lên 60 lít.

Một chủ cửa hàng bán nước mía tại chợ đầu mối phân phối mía gần khu vực Hà Đông khẳng định, những chai nước mía có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/lít chắc chắn là nước mía pha, không phải mía nguyên chất. Bởi, một lít nước mía nguyên chất phải quay tới 2,5 cây. Với loại mía nhỏ thì phải 4-5 cây mới được một lít. 

Cho nên hiọ mới nghĩ ra cách này để giảm chi phí mà còn tạo ra nhiều nước mía hơn

3. Tác hại của ly nước mía pha đường
Uống nước mía ngâm đường hóa học, suy giảm chức năng thận.
Dù đường là một gia vị thiết yếu trong cuộc sống, giúp tạo ra vị ngọt, thường sử dụng cho các món ăn, thức uống như các loại chè, sữa đậu nành, bánh kẹo, bánh ngọt. Đường cát là loại đường mà hầu hết các gia đình sử dụng. Nó có nguồn gốc tự nhiên từ củ cải, mía hay mật ong, cho vị ngọt vừa phải.

Nhưng còn có một loại đường khác không có nguồn gốc từ thiên nhiên, chủ yếu là tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy gọi là đường hóa học. Đây là loại đường có độ ngọt rất cao trong một lượng chất rất nhỏ. Chúng thường ở dạng viên, đóng thành gói lớn. Các chuyên gia khuyến cáo về sự độc hại của loại đường này trong chế biến đồ ăn và thức uống. Theo các chuyên gia, nếu thai phụ thường xuyên uống nước mía trộn với đường hóa học sẽ gây k.í.c.h t.h.í.c.h niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận. 

4. Cách nhận biết xe nước mía có dùng đường hóa học 
Một điểm nguy hiểm là loại đường này rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Và thông tin phân biệt này em đọc từ nguồn chia sẻ của người khác xin chia sẻ lại thôi. Các bác có thể tham khảo thử vậy mà.

_Phân biệt bằng vị ngọt: khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. Đường hóa học tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trong miệng.

_Phân biệt bằng màu sắc: Cây mía thường có chiều cao từ 1,5 m tới 2m hoặc hơn. Để phục vụ nhu cầu sử dụng trong các máy ép nước mía siêu sạch và dễ dàng đưa vào máy, mía có thể được chặt ra thành nhiều đoạn từ 50cm đến 1m. Những đoạn mía thuộc phần gốc, hàm lượng đường chứa trong mía khá cao và nhiều, màu sắc nước khi ép ra có màu vàng tự nhiên, nhìn rất đẹp mắt. Còn ở phần ngọn, hàm lượng đường thấp, cây mia cũng chỉ vừa mới ở độ chín nên lượng đường tích tụ không nhiều nên nước có phần nhạt hơn và màu sắc chuyển dần sang lục.

Những xe nước mía nơi sử dụng mía thuộc về phần gốc thường cho ra ly nước mía có màu sắc vàng tươi, nhìn rất mát mắt, hàm lượng đường rất cao. Còn những nơi sử dụng mía thuộc về phần ngọn, nước mía ép ra có hàm lượng đường ít hơn và màu gần như vàng lục. Nếu thấy vàng lục mà ly thật ngọt thì cũng tránh uống nhiều nhe.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét