Nhút nhát không phải là một sự bất thường bởi hầu hết trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “nhút nhát”. Lúc này, thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với các bé, và các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Trong giai đoạn này, các bé thường "bám mẹ" hoặc lúc nào cũng muốn cha mẹ ở gần mình, trong tầm mắt mình.
Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, bé sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Nếu bé vẫn nhút nhát và không thể hòa đồng thì cha mẹ cần quan tâm để biết bé đang gặp phải chuyện gì.
Tìm hiểu về những nguyên nhân khiến bé nhút nhát sẽ giúp cha mẹ có cách thức phù hợp giúp bé vượt qua.
1. Bé nhút nhát do được cha mẹ chăm bẵm, o bế quá mức
Có lẽ đây là lý do thường gặp nhất. Ngày nay, mỗi gia đình chỉ có 1-2 con, cha mẹ đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc để chăm sóc con, có nhiều bà mẹ sau khi sinh con đã nghỉ việc để ở nhà nuôi con và chăm sóc gia đình mà thôi. Việc này là tốt bởi bé cần có cha mẹ quan tâm, chăm sóc, yêu thương.
Xem thêm có nên đi vá màng trinh
Nhưng nếu cha mẹ chăm bẵm, o bế bé quá mức thì sẽ khiến bé mất đi tự tin vào bản thân mình. Chẳng hạn, việc gì bé làm cũng khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng, không yên tâm và muốn làm giúp bé luôn. Mỗi bé lần vấp ngã hay bị đau khi đang chơi, ba mẹ chạy lại bế lên dỗ dành. Nhận được quá nhiều sự bao bọc trong gia đình, bé chưa tự chủ động làm một cái gì mà không có sự theo dõi và chỉ bảo của người lớn. Do đó, khi gặp những tình huống mới, chưa từng được cha mẹ hướng dẫn làm thì bé rất sợ, không biết phải làm gì.
Để giúp con thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ hãy bớt sự quan tâm quá mức đối với bé. Hãy cho con tập làm mọi việc chăm sóc cho chính bản thân, phải rèn luyện tính tự lập. Mẹ cũng có thể giúp bé tự tin hơn bằng cách nhờ bé làm những việc nhà vừa sức, rồi được cha mẹ khen ngợi khi bé làm được.
2. Bé nhút nhát do không khí gia đình căng thẳng, thiếu tình yêu thương
Những bé eva biết sống trong gia đình thiếu tình thương của bố mẹ hoặc không được chăm sóc thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở nên nhút nhát. Cũng có thể bố mẹ vẫn ở bên cạnh bé nhưng do đi làm căng thẳng, mệt mỏi nên khi về nhà trở nên cáu gắt, không lắng nghe và thấu hiểu bé, khiến bé dần dần bị "lây nhiễm" sự căng thẳng ấy, lúc nào cũng dè chừng với những người xung quanh.
Những bé rơi vào trường hợp này rất đáng tội nghiệp. Điều cha mẹ cần làm là hãy tập cho mình thói quen "không mang công việc về nhà", cộng với không mang sự căng thẳng về nhà. Gia đình là nơi chúng ta quây quần với nhau, chăm sóc động viên nhau để lấy lại năng lượng, để ngày hôm sau lại tiếp tục đi học, đi làm. Chứ gia đình không phải nơi mà ai cũng mang những căng thẳng, giận dữ của mình về.
3. Bé nhút nhát do di truyền
Các bé học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người lớn xung quanh mình, mà gần gũi nhất chính là cha mẹ. Nếu cha mẹ có tính cách nhút nhát, rụt rè thì cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua các hoạt động hàng ngày.
Để bé sửa được tính cách nhút nhát, trước hết, cha mẹ hãy làm gương. Khi cha mẹ sống hòa đồng và cư xử thân thiện với mọi người xung quanh, các bé sẽ học tập được điều đó. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo con mình được chăm sóc và vây quanh bởi những người sống tích cực, để bé tiếp nhận và học hỏi thái độ sống tích cực đó từ từ.
4. Bé nhút nhát do cha mẹ chê bai con hoặc quá kỳ vọng vào con
Cha mẹ chê bai hay cha mẹ kỳ vọng quá mức chính là 2 mặt của một vấn đề. Chính vì kỳ vọng vào con quá mức nên lúc nào cha mẹ cũng thấy con mình làm chưa tốt. Ví dụ, một bé 3 tuổi rót nước vô tình làm rớt ly nước là hoàn toàn bình thường. Nếu cha mẹ hiểu được như vậy thì sẽ không chê bai con là "vụng về", "làm gì cũng hỏng". Nhưng nếu cha mẹ kỳ vọng con phải biết làm nhiều hơn, tốt hơn thì khi con làm không đúng ý cha mẹ, cha mẹ sẽ chê bai, mắng mỏ. Những bé bị rơi vào tình trạng này lâu dài sẽ trở nên tự ti, cho răng mình không làm được gì cả, không dám giao tiếp với ai, ngại làm bất cứ điều gì trước mặt người khác.
5. Bé nhút nhát do bị bắt nạt
Những bé đi học hoặc đi chơi mà bị bạn bè bắt nạt, chọc ghẹo nhiều cũng có thể hình thành tâm lý bất an, sợ sệt. Ở trường hợp này, cha mẹ cần kịp thời tìm hiểu, biết được nguyên nhân thật sự và giúp con giải quyết.
6. Một số điểm lưu ý
Trong thời gian tìm hiểu, giúp bé thay đổi tính cách nhút nhát, cha mẹ cần chú ý một số điểm sau
Không ép bé phải giao tiếp khi bé không thoải mái. Ví dụ, khi bé ra ngoài chơi hoặc có người lạ đến nhà, cha mẹ đừng ép con phải chào hỏi hay nói chuyện vui vẻ. Hãy để con tự nhiên. Ép bé phải "lịch sự" sẽ khiến bé càng ác cảm với việc giao tiếp và làm quen với người lạ mà thôi. Khi bé quan sát và thấy khách cùng cha mẹ đang vui vẻ, thân mật, không có biểu hiện ác ý với bé thì bé sẽ tự nhiên lại gần và tiếp xúc một cách dễ dàng hơn. Việc thúc ép khiến bé càng thêm lo lắng và sợ hãi.
Chú ý lời nói của mình khi có mặt bé, đừng có kể với bạn bè hay hàng xóm là bé "nhút nhát lắm", "hay sợ hãi vớ vẩn",... Bé đã đủ nhận thức để hiểu điều mẹ nói và sẽ càng thấy xa cách với cha mẹ hơn. Hãy coi bé là hoàn toàn bình thường, và cha mẹ cũng cần thực sự coi bé hoàn toàn bình thường thì bé mới học được cách cư xử binh thường.
Hãy dạy con những kỹ năng xã hội cơ bản. Trẻ cần được dạy cách giao lưu bằng mắt, bắt tay, mỉm cười và trò chuyện một cách đúng mực. Hãy nhập vai và dạy con cách tham gia một trò chơi, giới thiệu con với những đứa trẻ khác trong bữa tiệc, hoặc sắp xếp một buổi đi chơi. Những trẻ có thể thành công trong việc gia nhập vào nhóm của những đứa trẻ khác sẽ có khả năng quan sát tốt, biết cách hòa nhập với mọi người thay vì trở nên lạc lõng.
Đừng để tính cách nhút nhát làm con mất đi nhiều niềm vui và cơ hội trong cuộc sống. Cha mẹ hãy là người thầy đầu tiên của con nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét