Đợt rồi cháu em có đi du lịch với bố mẹ ra Nha Trang. nên biết u lạc nội mạc tử cung là gì tại đây. Chuyến đi dự là 3 ngày, 2 đêm nhưng chỉ ở được 2 ngày thì phải quay trở vào gấp vì cháu em liên tục lừ đừ, mệt mỏi, ngủ li bì, còn có lúc ảo giác, nói chuyện mê sảng. Đến lúc về, anh chị em lo lắng cho con đi khám gấp thì bác sĩ nói con bị viêm não. Anh chị lo lắm, mới chuyển con lên tuyến trên để theo dõi. Trên này họ hỏi đủ thứ để tìm ra bệnh thì mới hay miếng dán say tàu xe chính là thủ phạm khiến cháu mình ra nông nỗi chứ không phải là bệnh viêm não gì hết.
Nghe bảo lúc khám bệnh xong, bác sĩ nói nguyên nhân ra là anh em quay ra mắng cho chị dâu một trận, suýt nữa là động tay vì tánh anh em vốn rất nóng. Chuyện là thế này anh em từ đầu đã can, không để chị dán miếng dán say xe cho thằng bé nhưng chị cãi lại và vẫn dán cho con. Vì anh không biết lấy cái lý gì để cãi lại nên nhịn. Giờ thì biết rõ nguyên nhân, anh giận lắm!
Chuyện dán miếng dán tàu xe là em thấy mẹ nào cũng làm luôn ấy! Vì thấy con say xe, nôn mửa liên tục suốt chặng đường mẹ nào mà chẳng sốt ruột. Nhưng trước khi muốn dán mẹ hãy tìm hiểu kỹ thông tin về miếng dán này nha!
Sau khi biết trường hợp của cháu em thì em có tìm hiểu thêm về vấn đề này và được biết:
Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh Nhi đồng 1, mỗi năm tiếp nhận khoảng 10 trẻ ngộ độc hoạt chất scopolamine có trong miếng dán, thường gặp nhiều trong mùa hè trẻ đi chơi xa. Tình trạng chung khi trẻ nhập viện cũng giống với cháu em, bao gồm: ngủ li bì, ảo giác, hoảng loạn, rối loạn tâm thần, nói sảng… Một số bé bị vào viện sau khi đã hôn mê. Ở nhiều nơi, do bé nhập viện khi miếng dán đã tháo ra, bố mẹ lại không nghĩ miếng dán chống say xe là nguyên nhân để khai báo nên bác sĩ thiếu kinh nghiệm thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm não. Nghe đâu mới hồi đầu th.á.n.g 8 này cũng có một bé 4 tuổi nhập viện với các triệu chứng giống hệt cháu em sau khi dùng miếng dán chống say xe này.
Vậy vì sao miếng dán chống say xe lại nguy hiểm như thế đối với trẻ nhỏ?
Trong miếng dán chống say xe có chứa hoạt chất scopolamine. Đây là chất k.í.c.h t.h.í.c.h hệ thần kinh và được biết đến với tên gọi “hơi thở của quỷ”. Nghe xong tên chắc là các mẹ cũng thấy rợn da gà rồi phải không? Thực chất đó là một loại ma túy có tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Nó có thể gây ra tình trạng ngộ độc nếu sử dụng không đúng với đối tượng. Trong đó trẻ em và phụ nữ mang thai được khuyến cáo không dùng vì những tác hại của nó rất ghê gớm. Nó có thể khiến trẻ ngủ li bì, rối loạn thần kinh, ảo giác, mê sảng, nói sảng và rối loạn nhận thức.
Hiện nay, tại các nhà thuốc, miếng dán chống say xe được bán với mức giá rẻ bèo, chỉ từ 10.000-15.000. Khi mua sẽ được người ta hướng dẫn dán phía sau tai 1-4 tiếng trước khi đi tàu xe để chống say xe. Một số dược sĩ cho biết, miếng dán này có thể dùng cho trẻ nhỏ với liều lượng là ½ miếng và đối tượng trẻ nhỏ dùng được là dưới 12 tuổi.
Tuy nhiên, trong một bài báo có đề cập đến chuyện này thì Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng bao bì của miếng dán chống say tàu xe chỉ định không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi nhưng thực tế có những bé ở độ tuổi cho phép cũng đã nhập viện vì những triệu chứng rối loạn thần kinh sau khi dùng miếng dán. Do đó, theo bác sĩ Khanh thì cũng cần chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi nữa.
Đó, các mẹ thấy tác dụng kinh khủng của miếng dán nhỏ xíu như này chưa ạ? Nếu có lỡ dùng cho con mà thấy những triệu chứng như ngủ li bì, đau mắt,… thì mẹ phải tháo ra ngay cho con nha. Nhưng thôi, dù gì trong đó cũng có “hơi thở của quỷ” nên em nghĩ tốt nhất là đừng dùng các mẹ ạ! Đặc biệt là đừng dùng ở vùng da đã bị trầy xước trước đó vì nó sẽ làm tăng khả năng thẩm thấu chất qua da và nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Còn nữa, nếu trẻ đã vô tình cầm phải miếng dán thì mẹ phải cho bé rửa tay sạch sẽ ngay, tránh bé đưa tay vào miệng hay cầm nắm thức ăn khiến chất độc vào người qua đường miệng.
Mẹ nào cho con đi chơi xa trong những ngày nghỉ lễ mà có sợ con say xe thì thử áp dụng những cách này thay thế miếng dán chống say xe nha:
- Cho bé ăn no trước khi lên xe bằng các món ăn lành mạnh, ít chất béo, chiên xào hoặc nước ngọt.
- Cho con chơi một số trò chơi trên xe hoặc nhìn ra ngoài kính để tập trung vào thứ gì đó đứng im, càng xa càng tốt như một điểm ở đường chân trời. Đừng để bé nhìn vào dòng xe đang chuyển động hoặc đọc sách.
- Khi bé bắt đầu mệt, cho bé xuống xe hít thở không khí. Nếu bé thường nôn mửa, chuẩn bị đủ khăn ướt, bao bị, khăn lau và quần áo để bé thay.
- Có thể cho bé uống nước gừng ấm trước 30 phút lên xe để ngừa say xe. Đồng thời trong suốt quá trình đi xe, có thể cho bé ngậm một lát gừng mỏng trong miệng.
- Nếu bé thường xuyên say xe, có cơ địa dễ say xe nên nấu nước trà vỏ quýt hoặc trà hoa cúc trắng cho bé ăn uống 30 phút mỗi bữa. Ngoài ra món canh nấm mộc nhĩ nấu với thịt nạc ăn đều đặn kết hợp với một số bài tập cũng giúp ích rất nhiều cho bé trong việc chữa chứng say xe.
Cũng may giờ cháu em bình an vô sự và chạy nhảy vui chơi bình thường. Nhưng các mẹ cũng phải cảnh giác mấy chuyện này nha!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét