Get me outta here!

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Ăn mít mùa hè, các mẹ nhất định phải biết điều này nếu không sẽ hối hận cả đời

Mùa hè mít nhiều lắm, ngon lắm và giàu dưỡng chất. Nhưng với một số người, nếu ăn sai cách lại rước thêm bệnh vào người, thậm chí còn khiến bệnh nan giải hơn.

Chuyện là hôm trước ba má ở dưới quê có gửi lên cho mấy chị em 1 trái mít thơm ngon, hấp dẫn. Đây cũng là món khoái khẩu của em nên thấy là chỉ muốn ăn ngay.


Hôm đó đi làm về, trong người không được khoẻ, bụng thì đang đói nhưng thấy chị gái mang dĩa mít thơm ra thì em 'chảy nước miếng". Quên hết mệt mỏi, bụng đó ngồi ăn ngon lành và không nhớ mình đã ăn nhiều như thế nào.



Đến giờ cơm tối thì bụng em đã đầy mít với mít nên không ăn cơm nổi nữa các chị ạ. Xem như hôm đó ăn mít thay cơm.



Nhưng đến tối đi ngủ thì lại có chuyện, em thấy trong người khó chịu, cảm giác đầy bụng, tim đập nhanh và không thể nào ngủ được. Em cứ thế lăn qua lăn lại cho đến gần sáng, khi người mệt mỏi rã rời thì mới ngủ được.



Sáng ra em nói với chị gái thì chị bảo có thể do em ăn mít nhiều quá. Em thì không chịu nghe, vì em biết trong mít có rất nhiều dưỡng chất, giàu vitamin C, canxi, kali, sắt… và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.



Mít có nhiều tác dụng cho sức khỏe như ngăn ngừa táo bón; làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng; duy trì sức khỏe cho đôi mắt; giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim... Sao lại nói em bị vậy là do mít được.

Cảnh giác nguyên nhân bị lạc nội mạc tử cung



Eva vốn là nhân viên điều dưỡng trong bệnh viện nên cũng có chút ít kiến thức về y tế đã giải thích tận tường trường hợp của em. Do tối qua cơ thể em đang trong trạng thái suy nhược, mệt mỏi nhưng em lại ăn quá nhiều mít, bỏ luôn cơm tối nên mới vậy.



May là em chỉ bị đầy bụng, khó ngủ, tim đập nhanh chứ những người cơ địa yếu có thể bị nôn hay tiêu chảy.



huong-dan-lam-xoi-mit-thai-cuc-ngon-e1495271335162


Chị cũng nói thêm là có một số người, nếu ăn mít thường xuyên sẽ thêm bệnh, thậm chí làm bệnh nặng hơn, cụ thể là:


Người bị gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều đường, không tốt cho gan, chứa nhiều năng lượng, dễ gây nóng và khó tiêu trong người. Do vậy, người bị viêm gan kèm gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn trái cây này.



Người bị bệnh tiểu đường: Mít chứa nhiều đường glucoza và fructoza, nên khi ăn mít sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao, khiến tình trạng bệnh tiểu đường nặng hơn.



Người bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu: Khi ăn mít, những người này dễ bị khó chịu, cảm giác đầy bụng, tim làm việc nhiều hơn và có nguy cơ tăng huyết áp.



Người bị suy thận: Mít rất giàu kali, nếu bị suy thận, ăn mít vào sẽ khiến kali ứ đọng lại, tăng nồng độ kali trong máu. Nếu kali quá nhiều sẽ đến đến tử vong, do vậy nên hạn chế ăn mít nếu bạn bị suy thận.”



Đồng thời cũng đưa ra những lời khuyên liên quan đến cách ăn mít tốt cho sức khỏe:



Một là: Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

Hai là: Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).



Bốn là: Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.



Năm là: Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.



Sau là: Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).



Bảy là: Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.



Ăn mít thường xuyên với một liều lượng vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da đó các chị ơi… Vì vậy chị em chúng ta phải biết ăn đúng cách để phát huy công dụng tuyệt vời của loại quả thơm ngon này nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét