Get me outta here!

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

6 điều phụ nữ khôn luôn "khắc cốt ghi tâm" để không trở thành "con cừu bị xẻ thịt" trong các mối quan hệ xã hội

Không phải cứ đi học mấy khóa nghệ thuật giao tiếp là bạn có ngay khả năng duy trì tốt các mối quan hệ ngoài xã hội của mình. Thực tế để cân bằng được các mối quan hệ ngoài xã hội không hề là điều dễ dàng và không thể làm được trong ngày một ngày hai. Muốn có đời sống xã hội cân bằng, phụ nữ nhất thiết phải làm được điều này: không làm một “con sói” nhưng cũng không làm một “con cừu”. Chúng ta không ăn hiếp người khác nhưng tuyệt đối không để cho người khác ăn hiếp mình. Chúng ta không giẫm đạp lên người khác nhưng tuyệt không hạ thấp bản thân. Chúng ta cho người khác thấy thiện chí của mình nhưng đồng thời cũng tỏ rõ chúng ta cần họ đáp lại bằng thiện chí của họ. Và để thể hiện được khí phách đó, phụ nữ cần ghi nhớ và rèn luyện cho bằng được 6 điều sau đây:

ha_ji_won_2
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nụ cười = thiện chí

Hãy biến nụ cười của bạn thành thông điệp. Hãy tận dụng nó để tỏ rõ rằng bạn là một người rất thân thiện và có thiện chí với tất cả mọi người.
Đâu có ai thích thể hiện cảm xúc hay đến gần những người lúc nào mặt mày cũng lạnh tanh hay cau có. Mọi người luôn thích trò chuyện và mở lòng với những người tươi tắn, nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ trên gương mặt. Đơn giản khi nhìn vào một gương mặt đang nở nụ cười, họ sẽ cảm thấy một sự thoải mái và cởi mở, cảm thấy đối phương đang chào đón mình. Để duy trì nụ cười, bạn cần phải duy trì tâm thái khỏe mạnh, biết kiểm soát tốt tâm trạng của mình. Chỉ có như thế, nụ cười của bạn mới tự nhiên và có sức mạnh lan tỏa “thiện chí”.

Tham khảo có nên đi vá màng trinh ở Hà Nội hay không

Khích lệ người xung quanh thoải mái nói về bản thân họ

Đây là cách để bạn thể hiện rằng bạn quan tâm đến người khác và đặt họ ở vị trí ngang bằng với mình. Để người khác thoải mái nói về bản thân hay bộc bạch quan điểm có thể mang lại cho họ niềm vui và thỏa mãn lớn không kém gì được thăng chức, được tặng quà hay tăng lương. Hãy nhờ rằng đôi khi cảm giác được tôn trọng và được ghi nhận không đến từ vật chất hay lợi lộc. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng: “Tự thể hiện bản thân sẽ đem đến cảm giác thỏa mãn rất lớn cho con người”. Thế nên, đừng bao giờ thao thao bất tuyệt về chính mình, bạn cần tạo không gian và khích lệ đối phương nói về họ. Hãy cố gắng học được khả năng “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

Nghiêm khắc với bản thân và luôn tỏ ra là một người khiêm nhường

Đừng nghĩ rằng bạn phải tỏ ra thật tự tin và áp chế được người khác thì bạn mới là một “kẻ mạnh” mà chẳng có ai dám đụng vào bạn vì ái ngại. Tự tin là một việc tốt và tham vọng vươn lên cũng chẳng có gì là xấu. Mọi người luôn đánh giá rất cao những con người có cá tính táo bạo, tinh thần sáng tạo và dám theo đuổi những mục tiêu lớn. Nhưng hãy nhớ rằng đừng để những ưu thế này biến bạn trở thành một kẻ tự phụ, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích hay chèn ép người khác. 

Đừng biến mình thành một kẻ mắc chứng tự cao, coi mình là trung tâm của vũ trụ, ngông cuồng tranh giành. Vì một khi bạn trở nên như thế thì cho dù có tài giỏi đến đâu, bạn vẫn bị mọi người ghét bỏ, thậm chí trở thành “cái gai” và mục tiêu công kích của mọi người. Càng tài giỏi bạn càng phải tỏ ra khiêm nhường và nghiêm khắc với chính mình. Thói đời thường hay ganh tị những người tài giỏi, đừng để người khác có thêm cái cớ biến sự ganh tị đó thành hành động công kích bạn.

Đừng bao giờ dễ dàng rút ra kết luận và phán xét về một con người

Con người ta thường có một thói xấu, đó là ít khi nhìn lại khuyết điểm của bản thân mà chỉ chăm chăm vào cái sai hay nhược điểm của người khác. Nếu không muốn dây vào những hiềm khích không đáng có và thậm chí vì thế mà có nguy cơ bị tiểu nhân “đâm lén sau lưng” thì bạn tốt nhất nên thận trọng, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói về một ai đó. Dù mới quen biết hay đã thân thiết thì bạn cũng không nên tùy tiện bình phẩm, chỉ trích hay phàn nàn về bất kỳ ai. Nếu sự nhận định của bạn đúng thì vì cái tôi hay vì sĩ diện của mình, đối phương nhất định sẽ phản bác lại, làm sứt mẻ mối quan hệ của đôi bên. Nếu nhận định của bạn sai thì càng tệ hơn, mối quan hệ này sẽ lập tức đổ vỡ, thậm chí còn gây ra sự thù hận, hiềm nghi.

Luôn để tâm và học cách tinh ý đoán định ý đồ, động cơ của người khác

Tinh ý là một năng lực không phải ai cũng có được. Nhưng bạn có thể học được khả năng này bằng cách thường xuyên để tâm và quan sát mọi thứ xung quanh cũng như thái độ và cách ứng xử của người khác. Nhiều người thường hay lơ là điều này, do lười biếng hoặc do vô tâm. Những người như thế không bao giờ có thể xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, thậm chí rất dễ bị kẻ xấu xem như là một “con cừu” có thể mang ra “hi sinh” bất cứ lúc nào. Khả năng quan sát, đoán định được ý đồ, động cơ của người khác sẽ giúp bạn làm chủ các mối quan hệ xã hội và tình huống. Đó cũng là một năng lực giúp bạn tự bảo vệ chính mình trong một xã hội “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”.

Chấp nhận những khác biệt và tôn trọng người khác

Hãy nên nhớ rằng một mối quan hệ bền vững luôn được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng, dù bạn có đứng ở vị trí nào trong tầng bậc xã hội. Đừng nịnh bợ người trên và cũng đừng đè đầu cưỡi cổ người dưới. Hãy đối xử với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng nhiều nhất có thể, mặc cho những khác biệt về xuất thân, giới tính, quan điểm, lối sống và địa vị của họ. Hãy học cách làm chủ cảm xúc để không quá kích động mà có lời nói hay hành vi quá đáng, gây ảnh hưởng tình cảm đôi bên. Dù bạn muốn góp ý hay phê bình đối phương hãy dùng thái độ nhã nhặn và lòng thành để xóa bớt sự tiêu cực, vì suy cho cùng ai cũng có lòng tự tôn cả, đừng làm tổn thương nó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét