Get me outta here!

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

“Làm sao để mở tủ kính này mà không làm vỡ bất kỳ chén đĩa nào?” và cuộc đấu trí nảy lửa giữa cậu - cháu


Há há, hôm qua đang buồn buồn, than với nhỏ bạn thân, nó bảo em hâm nên cứ thấy trời u u lại than buồn. Định chửi cho một câu thì nó ad cho cái này nên có hứng lắm!

Thấy cũng vui, em thử hỏi các mẹ nha "Làm thế nào để mở cửa tủ mà không làm vỡ bất kỳ chiếc đĩa nào" hở các mẹ?


1wo_Fk_U_20161117_buc_anh_hoi_cach_mo_tu_ma_khong


Thực ra em chỉ mượn tạm cái hình này sống ảo thôi chứ cái tủ này là của một người Đài Loan tên Tseng Shao-Tsen. Người này đăng bài trên Cộng đồng Baoliao - mạng xã hội Facebook của Đài Loan vào ngày 13/11 vừa qua.
Trong hình người này gửi là một chồng đĩa đổ tràn ra khỏi giá và được cửa kính đỡ lại. Nếu mở theo cách thông thường, chắc chắn không thể không có chiếc đĩa nào vỡ theo thách đố của mẹ này!

Quá hứng thú, em đem điện thoại giữ nguyên hiện trường xuống nhà hỏi mọi người cho vui. Mẹ con em “sống độc thân” nên kéo qua nhà ông bà ngoại ở lâu nay. Cứ tầm khoảng 7-9 giờ, ông bà và mấy cậu, dì cứ tụ tập ở phòng khách sinh hoạt, xem ti vi. Lâu lâu cũng hay nhè giờ này đố nhau mấy câu hóc búa chơi cho vui nhà vui cửa vậy đó.


Ai nghe em đưa ra câu hỏi cũng cười hứng thú. Em gái em thì nói:

- Kiểu này có mà mua tủ mới thôi chứ biết sao!

Còn thằng em em lại hiến kế:

- Nếu chiếc tủ nhẹ thì nghiêng ra sau rồi mở ra lấy bình thường.

Ông ngoại thì nói:

- Kéo nệm tới rồi nghiêng tủ đổ ra.

Còn bà ngoại thì cứ ngồi yên đó cười nghe đáp án.

Em cũng search thấy trên mạng, một số người còm trực tiếp vào mấy bài này cũng vui ghê! Người thì nói đó là "Sự đông cứng của thời gian". Người lại bảo “Bán nó cho viện bảo tàng và đặt tên là "Sự đông cứng của thời gian"”. Người khác lại hiến kế “đặt chiếc tủ nằm ngang, những chiếc đĩa sẽ rơi vào phía trong”. Có người còn pha trò "Lấy cái tủ này làm của hồi môn cho con gái đi!"… Phải có đến hơn trăm cái còm vào hiến cho “bài toán” thú vị này đấy các mẹ!

Đang lúc mọi người nghĩ kế thuyết phục hơn, bỗng dưng ở đâu nghe cái giọng quen quen xen vào:

- Dễ ợt, con chỉ cần khoét một lỗ tròn trên tấm kính kế bên này này (thằng bé chỉ vào hình trong điện thoại) xong mang găng tay vào, đẩy hết chén đĩa lên kệ trở lại rồi mở tủ ra bình thường. Sau đó sắp chén đĩa lại là ok. Còn cái lỗ, con cho dán vào đó cái hình Đôraemon ú là đẹp luôn!

Đó, đó là câu trả lời của thằng nhóc nhà em đó. Thực ra, trong tất cả các cuộc tranh luận giải câu đố của cả nhà, thằng con em bao giờ cũng có mặt hết á! Lần này cũng là em cố tình cho nhóc phát biểu ý kiến. Mới học lớp 2 thôi mà tài lanh tài lẹt lắm nha các mẹ. Nhưng trong nhà cũng có một tay cãi không kém đâu à nha! Vừa nghe cháu trả lời xong, thằng em em nhảy vào phân tích ngay:

- Xời, tưởng cách gì hay ho. Cách của Tin chỉ tổ phá hoại thêm.

- Ơ, sao cậu lại bảo con phá hoại? Câu đố chỉ là làm sao lấy hết bát đĩa ra mà không làm vỡ cái nào thôi. Đâu có nói là con không được khoét kính chứ! Với lại, cậu xem đây này, hình người ta chụp có rõ tủ kính này mở cửa đằng nào hay có bao nhiêu cánh cửa đâu mà thử chứ!

Nghe cháu lý sự, thằng em em cũng chào thua cháu còn cả nhà thì được một phen cười vỡ bụng với cái ông cụ này.

Tuy câu trả lời của con cũng có thể chưa phải hoàn hảo nhất nhưng em rất thích cái cách con bảo vệ suy nghĩ của mình.

Từ bé em toàn dạy con bảo vệ chính kiến của mình dù có thể suy nghĩ của con đi ngược với số đông. Chính vì vậy, dù còn nhỏ nhưng con em luôn có lập trường riêng của mình trong mọi việc. Tất nhiên, để con không trở nên lập dị, ngoài kiến thức con học trên trường ra, em cũng cho con thấy rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Dạy con giữ lập trường của mình cũng là cách em dạy con học cách chấp nhận thất bại vì đôi khi ý kiến của mình có thể đúng nhưng lại sai trong số đông và việc chấp nhận điều đó đối với một đứa trẻ thật không hề dễ dàng. 

Ngoài ra, có những lý tin tức do khác để em không thể biến con mình thành đứa răm rắp như nhiều trẻ nhỏ khác:

Răm rắp nghe lời chưa hẳn tốt: Con nghe lời thì bố mẹ bao giờ cũng khỏe nhưng khi con giống như một rô bốt làm theo mọi điều bố mẹ dạy cũng không nên. Một đứa trẻ ngoan, nghe lời sẽ không dám làm bất cứ điều gì trái ý bố mẹ và hạn chế cả những khả năng sáng tạo mình có để làm hài lòng bố mẹ. Còn với những trẻ có chính kiến, các bé không hẳn bất tuân nhưng sẽ thỉnh thoảng làm bố mẹ mệt. Tuy nhiên, những gì bé làm ra đều khiến bố mẹ phải suy nghĩ lại. Như con em, biết mẹ không thích nhà bẩn nhưng vẫn bày đồ chơi ra, lắp ghép, sắp xếp tất cả một cách rất hạnh phúc và tạo ra những hình thù rất thú vị trong thành phố nhỏ theo cách nghĩ của con. Sau đó, con chỉ cần chạy đến và nói “Mẹ ơi, đây là thành phố rôbốt của con. Các em ấy ở đó để khi nào mẹ cần sai việc vặt là phụ ngay!”

Cho con giữ chính kiến là để con phát triển sự sáng tạo: Trí sáng tạo của trẻ cần phải được hình thành và nuôi dưỡng từ khi còn rất nhỏ. Ngoài nhà trường ra, gia đình là cái nôi cho bé phát triển. Chính vì vậy, bố mẹ phải là người tạo điều kiện tốt nhất để con không bị bó buộc trong một suy nghĩ khuôn khổ cứng nhắc. Đừng nên bảo con chỉ tìm một đáp án duy nhất cho một câu hỏi mà hãy giúp con trả lời theo cách nghĩ của bé. Có như vậy, trí sáng tạo và sức tưởng tượng của con mới cho phép con mở rộng tư duy và óc suy luận của mình để sẵn sàng cho những bước phát triển đòi hỏi nhiều kỹ năng và tư duy phân tích cao hơn.

Nhân cái sự rảnh rỗi gửi đến các mẹ đôi điều trong suy nghĩ của một phụ huynh còn non nớt như em. Em không cổ súy dạy con chống lại tất cả những giá trị chân lý mà chỉ mong bằng tất cả tình yêu thương của mình để cho con có được một thế giới đầy màu sắc nhất các mẹ ạ! Thân!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét