Get me outta here!

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Bất ngờ với việc ai cũng làm mỗi tối lại khiến chồng em bị bong võng mạc mắt và có nguy cơ ung thư


Tối tắt đèn đi ngủ, thấy chồng cứ dán mắt vào màn hình điện thoại chơi game, bực quá em gắt: ngủ đi mai còn đi làm. Chồng cười tít mắt bảo: thôi mai anh chiều, hôm nay cho anh "quơ" xong trận này đã (chẳng biết chơi cái khỉ gì suốt ngày "quơ" với đánh đấm).

Em bộp lại: ai thèm, đằng này chỉ nhắc đằng ấy vì sợ cứ ôm mãi cái điện thoại sẽ mù lúc nào không hay, đã cận 6 độ rồi đấy. Chồng nhăn nhở: cứ nghe mấy cái nghiên cứu khoa học vớ vẩn, ai mù chỉ xem nào.

Em bảo: không có vớ vẩn đâu, một thanh niên ở Trung Quốc đã bị mắc chứng bong võng mạc và phải phẫu thuật khẩn cấp để ngăn không bị mù vĩnh viễn, nguyên nhân là do anh ta dùng điện thoại không ngừng cả ngày lẫn đêm. Chồng cười khùng khục: anh miệt mài cày game từ năm này sang năm khác mà có thấy gì đâu.

Cảnh giác trước nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Thấy chồng cãi chày cãi cối em cũng ậm ừ cho qua rồi đi ngủ.

Một hôm em đang ở công ty thì chồng gọi với giọng gấp gáp: em ơi, sao mắt anh bỗng dưng mờ đi nhanh, chỉ thấy mấy cái đốm sáng nhấp nháy.

Thấy chồng có những triệu chứng bị bong võng mạc (em có tìm hiểu sơ về căn bệnh này), em liền hối thúc chồng vào bệnh viện mắt gấp. Cũng may bệnh chồng em phát hiện sớm, khi võng mạc chỉ bong một phần nhỏ, nên các bác sĩ chỉ sử dụng laser bắn xung quanh vết rách để hàn gắn vết thương, ngăn chặn hiện tượng võng mạc bị bong ra (chứ nếu bệnh nặng, võng mạc đã bị bong hoàn toàn thì cần phải phẫu thuật làm bám võng mạc).

Sau lần ấy, chồng em không còn dám sử dụng điện thoại chơi game nữa, chỉ nghe gọi khi cần.

Theo tin tức các chuyên gia, chứng bong võng mạc thường xảy ra ở những người 50-70 tuổi và hiện nay gia tăng khá nhiều ở người trẻ tuổi.

Võng mạc là phần rất nhạy với ánh sáng và gửi thông điệp đến não thông qua dây thần kinh thị giác. Bong võng mạc xảy ra khi một lớp màng mỏng ở sau võng mạc không được cung cấp oxy và các dưỡng chất từ mạch máu. Triệu chứng cảnh báo thường là xuất hiện các hạt, đốm đen di động trong tầm nhìn trước mắt, nhìn thấy các đốm lóe sáng đột ngột, nhìn mờ... 

Việc thường xuyên nhìn vào các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính bảng có thể gây căng thẳng, làm tổn hại mắt người dùng, về lâu dài có thể gây ra các bệnh về mắt. Đặc biệt, những người bị cận thị nặng từ 5-7 đi ốp thường có nguy cơ cao bị mắc căn bệnh bong võng mạc.



tac_hai_khi_dung_dien_thoai

Những tác hại khác khi dùng điện thoại thường xuyên
Gia tăng tỉ lệ cận thị
Việc lạm dụng smartphone dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ cận thị ở giới trẻ. Cụ thể, số lượng người mắc bệnh cận thị gia tăng khoảng 35% kể từ khi điện thoại thông minh ra đời vào năm 1997. Con số này được dự đoán có thể tăng thêm 50% trong 10 năm tới.

Nguy cơ gây ung thư

Điện thoại di động phát ra một lượng nhỏ bức xạ điện, cũng giống như máy X – quang hay lò vi sóng, có nguy cơ gây ra tăng trưởng các khối u. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cảnh báo việc sử dụng điện thoại thường xuyên sẽ sản sinh chất gây ung thư ở người, đặc biệt là trẻ em vì có da đầu và hộp sọ mỏng hơn người lớn, dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ hơn.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đàn ông để điện thoại trong túi quần có thể giảm tới 30% số lượng tinh trùng. Theo đó, cần giữ điện thoại tránh xa khỏi tất cả các bộ phận quan trọng của người dùng.

Nguy cơ cháy nổ

Nhiều vụ điện thoại bị cháy nổ gần đây làm nhiều người lo ngại. Đơn cử như trường hợp một bé gái 14 tuổi đã bị phỏng mông do chiếc điện thoại iPhone 5C bốc cháy trong túi quần sau, khi đang ngồi học trong lớp tại trường trung học Kennebunk (bang Maine, Mỹ).

Để hạn chế tác hại của điện thoại, các mẹ cần lưu ý
Chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết.

Nên để điện thoại trong cặp (túi xách), tránh xa khỏi cơ thể.

Giữ điện thoại cách xa khi bấm số kết nối. Vì lúc đó điện thoại sử dụng bức xạ nhiều hơn so với thời gian đàm thoại. Hãy nhìn vào màn hình đến khi cuộc gọi được kết nối mới đưa lên nghe.

Đứng một chỗ khi gọi điện thoại di động. Nếu bạn vừa gọi vừa di chuyển, bức xạ nhiều hơn sẽ được phát ra vì điện thoại cần giữ cho liên lạc luôn được kết nối khi người dùng di chuyển. Điều này bao gồm cả đi bộ và đi trên xe.

Tắt điện thoại khi không sử dụng. Điện thoại di động khi ở chế độ chờ vẫn phát ra bức xạ, chỉ có tắt chúng đi thì bức xạ mới chấm dứt. Vì vậy, khi không cần dùng nên tắt điện thoại đi.

Sử dụng điện thoại vào ban đêm nên bật đèn ở phía sau lưng với mức độ ánh sáng vừa phải, không có sự chênh lệch quá lớn giữa ánh sáng màn hình điện thoại và ánh sáng phòng. Nếu điện thoại của bạn có chế độ màn hình ban đêm (night) thì bạn nên sử dụng để tăng cường bảo vệ mắt.

Không dùng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ. Con người sau khi tiếp nhận một lượng thông tin nhất định thì sẽ hình thành lá chắn ký ức, vì vậy dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi.

Xem them :5 mẹo đơn giản giữ đồ trắng lúc nào cũng sáng như mới, ai cũng tiếc ngẩn ngơ sao không biết mấy cách này sớm hơn

Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại. Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Mặt khác, nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.

Để hạn chế điện thoại cháy nổ cần: dùng pin theo máy; không để điện thoại dưới gối vì phủ vải vóc, chăn, gối lên điện thoại trong lúc sạc thì máy sẽ nóng, cháy nổ rất dễ xảy ra, để điện thoại đang sạc ở cạnh những thiết bị điện tử phát nhiệt khác cũng nguy hiểm tương tự; tránh dùng điện thoại quá mức khi đang sạc như chơi game, lướt web…; khi điện thoại bị rơi mạnh, máy quá nóng, pin bỗng sụt nhanh cần mang đến trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra

Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét