Chứng táo bón gần như rất hiếm gặp với trẻ bú sữa mẹ. Tuy nhiên, với những trẻ sử dụng sữa công thức thì đây lại là một vấn đề mà các bà mẹ trẻ rất quan tâm. Những thông tin sau đây có thể giúp ích cho các mẹ.
Triệu chứng của táo bón
Không thể tin tức khẳng định chắc chắn khoảng thời gian nhất định là một ngày hay mấy ngày trẻ không đại tiện là mắc chứng táo bón, bởi mỗi cơ thể khác nhau, lại có “cơ chế” hoạt động khác nhau. Đối với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa hấp thụ tốt, có thể tới 4 ngày trẻ mới đại tiện một lần. Vậy đâu mới thực sự là triệu chứng của táo bón? Bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
Giảm số lần đại tiện so với bình thường.
Mỗi lần đại tiện bé rặn rất khó khăn.
Phân cứng, khô, có thể lổn nhổn như phân dê.
Bụng bé bị chướng, cứng khi sờ.
Nếu táo bón nặng trẻ sẽ ăn kém đi, có thể nôn trớ và quấy khóc.
Các mẹ chớ xem thường nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân của chứng táo bón
Trẻ sơ sinh thường hay nằm. Chính điều này gây khó khăn hơn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài khó khăn hơn. Khi đó, chất thải của trẻ di chuyển rất chậm qua đường tiêu hóa, dẫn đến phân bị cứng, khô, gây táo bón. Với trẻ lớn hơn, nếu vận động ít cũng có thể mắc chứng táo bón.
Chứng táo bón đặc biệt hay gặp khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Với chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước cũng gây nên táo bón. Chứng táo bón cũng thường gặp ở những trẻ vừa trải qua một đợt điều trị kháng sinh, do các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng bị “tiêu diệt” cùng các vi khuẩn có hại khác.
Phương pháp điều trị
Bạn có thể áp dụng các gợi ý sau đây để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ:
Bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các thực phẩm giàu chất xơ như: hoa quả tươi (đặc biệt quả lê hay kiwi rất tốt để điều trị chứng táo bón), các loại thức ăn mềm, hoa quả sấy khô (nho, mận, mơ…), rau xanh… Hạn chế ăn các loại ngũ cốc đã tinh chế.
Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đặc biệt là khi trẻ vừa trải qua đợi điều trị kháng sinh dài ngày. Cách bổ sung đơn giản nhất là thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Nếu trong trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm các loại men tiêu hóa.
Đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày. Nếu trẻ bú sữa mẹ sẽ cần lượng nước bổ sung thêm ít hơn các trẻ ăn sữa ngoài.
Hãy cho trẻ vận động nhiều, vì khi vận động hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ hoạt động tốt hơn, nhằm thúc đẩy quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể giúp trẻ vận động bằng cách massage vùng bụng, kích thích nhu động ruột cũng giúp trẻ tránh được táo bón.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Mặc dù táo bón là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi khiến bạn chủ quan và thấy việc đưa trẻ đi khám là điều không cần thiết. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau bạn không nên ngần ngại xin lời khuyên từ bác sĩ:
Trẻ dưới 1 tháng tuổi uống sữa công thức, chỉ đại tiện 1 lần hoặc thậm chí không trong suốt 1 ngày. Với những trẻ lớn hơn, nếu trong trường hợp 4-5 ngày mới đạị tiện, rặn rất khó khăn, phân lổn nhổn như phân dê…
Táo bón kết hợp với đau bụng và nôn trớ.
Có lẫn máu trong phân của trẻ.
Khi đã áp dụng các phương pháp điều trị bên trên mà trẻ vẫn bị táo bón. Với một số trẻ có thể sẽ phải can thiệp bằng tiểu phẫu hậu môn.
Hãy theo dõi thể trạng cũng như làm đúng các cách phòng ngừa trên để bé luôn khỏe bạn nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét