Chị dâu em đang chuẩn bị sinh cháu và muốn dùng phương pháp đẻ không đau (gây tê ngoài màng cứng) các mẹ ạ. Em có tham khảo nhiều chị em làm cùng công ty và bạn bè thì mọi người nói là dùng phương pháp này có nguy cơ cao phải đẻ mổ và gây đau lưng dữ dội về sau.
Hôm rồi, em đưa chị đi siêu âm và có hỏi bác sĩ về dự định gây tê ngoài màng cứng. Nghe bác sĩ giải thích thì té ra là các chị em nhà mình vẫn đang nhầm lẫn tai hại về phương pháp này. Sự thật khác hẳn với nhiều điều mà các mẹ đang đồn thổi đó nhé!
Xem thêm: Bà nội bé trai 35 ngày tuổi bị mẹ dìm chết trong chậu nước: ‘Con dâu tôi đáng thương hơn đáng trách’
Gây tê ngoài màng cứng sẽ bị đau lưng nhiều năm sau sinh?
Đau lưng trong khi mang thai, sinh nở và sau sinh là rất phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì chỉ khiến lưng đau nhẹ một vài ngày sau đó. Thuốc gây tê ngoài màng cứng không hề gây đau lưng lâu dài như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ. Nếu mẹ sau sinh bị đau lưng thì nó sẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác.
Nếu gây tê ngoài màng cứng thì khả năng phải sinh mổ sẽ rất cao?
Theo các bác sĩ, việc thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì sẽ không làm tăng nguy cơ phải sinh mổ. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng khả năng phụ nữ sẽ phải sinh con bằng cách sử dụng sự hỗ trợ (ví dụ như kẹp hút) để kéo em bé ra ngoài vì lực của cơn rặn đẻ bị giảm đi.
Không thể gây tê màng cứng nếu có hình xăm ở lưng?
Thông thường, nếu mẹ có hình xăm trên lưng thì bác sĩ vẫn sẽ cố gắng tìm ra một khu vực không có mực xăm và đặt kim tiêm lên đó. Nếu khó khăn, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ kim nhỏ để tạo ra một lỗ nhỏ trước rôi chèn mũi tiêm gây tê sau để giảm nguy cơ chọn qua lớp mực xăm.
Tuy nhiên, nếu mẹ mắc các bệnh về da như nấm ngứa ở lưng thì cần thông báo với bác sĩ trước nếu muốn chọn
phương pháp gây tê này.
Nếu gây tê ngoài màng cứng, mẹ sẽ hoàn toàn bị tê liệt và không thể đẩy rặn đẻ
Mặc dù gây tê ngoài màng cứng sẽ khiến mẹ bớt đau và phần bên dưới cơ thể sẽ tê yếu hơn nhưng mẹ vẫn có thể rặn đẻ. Nếu như cơn đau đẻ bình thường ở mức độ 10 thì khi được gây tê sẽ còn ở mức độ 3-4, có nghĩa là mẹ vẫn cảm nhận được cơn đau và hãy rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ thì ca sinh nở vẫn diễn ra bình thường.
Gây tê ngoài màng cứng có thể gây trở ngại việc cho con bú?
Trong vài năm qua, khi thuốc gây tê ngoài màng cứng trở nên phổ biến hơn, nhiều nghiên cứu cho rằng việc này có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay, các bác sĩ cho biết những tuyên bố này không đúng sự thật: "Thuốc gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc trẻ bú mẹ. Không có bệnh nhân nào của chúng tôi phải đối mặt với các vấn đề cho con bú sau khi gây tê màng cứng. Nó không ảnh hưởng tới bộ ngực của bệnh nhân".
Phương pháp này có thể gây hại cho bé
Đây lại là tin đồn sai sự thật. Gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn an toàn và không gây hại cho em bé theo bất kỳ cách nào. Bằng chứng là sau khi gây tê ngoài màng cứng và sinh con xong, các bà mẹ luôn được theo dõi và không bất kì dấu hiệu nào liên quan giữa gây tê ngoài màng cứng với sức khỏe của em bé.
Ngoài ra, các mẹ cần biết rằng, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp đẻ không đau này. Nếu mẹ không may đang mắc phải một trong số các bệnh như: nhiễm trùng trong và xung quanh cột sống, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng trong máu), có vấn đề về đông máu hay xuất huyết nhiều thì gây tê ngoài màng cứng cũng không phải là một lựa chọn phù hợp để giảm đau khi sinh con. Nếu có dự định dùng phương pháp đẻ không đau, các mẹ nhớ trao đổi với bác sĩ trước về tình hình sức khỏe của 2 mẹ con xem có phù hợp không rồi hãy đưa ra quyết định nhé
Cảnh giác nhé chị em lạc nội mạc tử cung và cách chữa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét