Get me outta here!

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Sử dụng hộp xốp có thể dẫn đến vô sinh vì bị nhiễm chất độc nguy hại này

BPA là một hóa chất công nghiệp có thể xâm nhập vào cơ thể bằng rất nhiều cách. Nhiều nghiên cứu kết luận BPA rất độc hại và cần loại bỏ hoàn toàn khỏi cuộc sống, nhiều nghiên cứu khác lại bênh vực và cho rằng BPA không quá độc hại như vậy. Hãy cùng Bé Yêu tìm hiểu sâu hơn nhé.

1. BPA nguy hiểm như thế nào?

BPA (bisphenol – A) là một chất hóa học được thêm eva vào rất nhiều sản phẩm thương mại, bao gồm vỏ hộp thực phẩm và các sản phẩm vệ sinh.
BPA được cho là có hình dạng giống với estrogen, có thể "đánh lừa" các thụ thể nhận estrogen và có thể gây ảnh hưởng đến các quá trình của cơ thể, như quá trình phát triển, thay thế tế bào, quá trình phát triển của thai nhi, lượng năng lượng và quá trình sinh sản.
Trong một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí PLoS Genetis, các chuyên gia tiến hành thử nghiệm trên 3 dòng chuột đực. Chúng được tiếp xúc với BPA với liều lượng cao thấp khác nhau trong 12 ngày. Kết quả cho thấy số lượng tinh trùng giảm đáng kể ở 2 trong số 3 dòng trên. Từ ý tưởng này, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành cấy ghép tế bào gốc BPA vào màng tạo ra tinh trùng ở những con không tiếp xúc với hóa chất này. Và kết quả là ngay cả những con khỏe mạnh lượng tinh trùng cũng rất thấp, sản xuất tinh trùng thấp, các tế bào bị hư hại vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự an toàn của BPA. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng kết quả trên chuột chưa chắc đúng trên người.
Ngoài việc gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, BPA còn có khả năng tương tác với các thụ thể hóc-môn khác, ví dụ như thụ thể hóc-môn tuyến giáp, qua đó, ảnh hưởng đến chức năng của các thụ thể này.
BPA còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như: béo phì, buồng trứng đa nang, sinh non ở các thai phụ, hen suyễn, các bất thường chức năng gan. Lượng BPA cao còn liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch, lượng hóc-môn tuyến giáp bất thường và kém liên kết giữa các tế bào não (nghiên cứu trên khỉ).

2. BPA có mặt ở đâu?

Ai cũng nghĩ rằng mình ăn uống cẩn thận, kỹ càng thì sẽ không bị nhiễm BPA đâu. Nhưng một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy 90% người Mỹ có chất BPA trong nước tiểu. BPA có mặt ở cả những đồ vật mà chúng ta không ngờ. Một số sản phẩm chưa BPA như liệt kê dưới đây:
Các loại đồ hộp và các lon soda: các loại nhựa epoxy chứa chất BPA thường được dùng để tráng bề mặt trong của các loại đồ hộp và lon soda, mục đích là để đồ ăn, thức uống không tiếp xúc với phần vỏ kim loại của đồ hộp, tránh sự thôi nhiễm kim loại ra thực phẩm. Nhưng do lớp nhựa epoxy này chứa chất BPA nên lớp tráng này lại là “lợi bất cập hại”, không bị nhiễm hoá chất này thì lại có nguy cơ bị hoá chất kia. Tốt nhất là chúng ta nên hạn chế dùng các loại đồ hộp. Hơn nữa, đồ hộp và soda cũng không tốt cho sức khoẻ, không bao giờ nên dùng.
Đồ đựng thực phẩm: BPA được dùng trong sản xuất các loại hộp nhựa đựng thực phẩm như các hộp cơm dùng một lần, các loại ly dùng một lần để đựng cafe, nước mía, chè,... Hóa chất BPA trong các loại hộp nhựa có thể ngấm vào thứ ăn và nước uống. Hãy “tẩy chay" những loại đồ hộp dùng một lần này, vừa độc hại lại gây ô nhiễm môi trường.
Bình uống nước, bình sữa cho trẻ em: BPA được dùng nhiều trong sản xuất các loại bình nhựa đựng nước hoặc bình sữa cho trẻ em để tăng độ cứng và độ bền.
Các thiết bị an toàn, các dụng cụ thể thao: nhờ tác dụng làm cứng và tăng độ bền, BPA cũng được sử dụng trong chế tạo các thiết bị an toàn như kính an toàn polycarbonate, các thiết bị thể thao,…
Vỏ máy tính và vỏ điện thoại
Keo dán và nhựa epoxy: BPA được dùng nhiều trong sản xuất nhựa epoxy và các loại keo dính, hoá chất chịu nhiệt, trong các sản phẩm đòi hỏi cơ tính cao.

3. Làm sao để tránh nhiễm độc BPA trong đời sống hàng ngày

Rất nhiều nhà khoa học khẳng định rằng BPA có hại, nhưng những nhà khoa học khác lại không đồng ý với khẳng định này. Nhưng với những tác hại quá lớn của BPA cộng với sự có mặt "đại trà" của nó trong quá nhiều sản phẩm, làm tăng nguy cơ nhiễm phải của chúng ta, việc tự trang bị kiến thức phòng tránh BPA là cần thiết. Một số gợi ý như dưới đây có thể giúp các bạn tránh hoặc giảm thiểu sự nhiễm độc BPA trong đời sống hàng ngày.
Tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp: hầu hết các loại đồ hộp vẫn chứa BPA, mặc dù một số công ty đã bắt đầu nghiên cứu và sử dụng những nguyên liệu khác, không chứa BPA trong sản xuất đồ hộp. Đối với những thực phẩm có tính axit cao như cà chua đóng hộp hay các loại rau củ muối chua thì lượng BPA bị nhiễm ra thực phẩm càng nhiều. Tốt nhất là chúng ta nên hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp mà hãy cố gắng mua thực phẩm tươi sống về tự chế biến tại nhà.
Không uống soda: soda vốn không phải loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ, do vậy, hãy ngưng uống soda nếu bạn đang có thói quen này. Hãy chuyển sang uống các thức uống khác như trà, nước trái cây,… và hãy uống đồ tươi chứ đừng chọn nước uống đóng hộp, đóng chai nhé.
Chọn sử dụng những loại đồ nhựa không có BPA: một số loại nhựa không chứa BPA, và thường là dùng được trong lò vi sóng. Hãy tìm mua những đồ nhựa này cho gia đình. Nhưng tốt hơn nữa, nếu có điều kiện, hãy dùng những hộp bằng thuỷ tinh để đừng đồ ăn nhé.
Dùng những hộp thuỷ tinh, ceramic để đựng thức ăn: tại gia đình, khi đựng đồ ăn trong tủ lạnh hay bên ngoài, hãy cố gắng dùng những hộp đựng làm bằng thuỷ tinh, ceramic, hạn chế dùng những hộp bằng nhựa.
Hạn chế in hoá đơn từ các máy ATM, siêu thị: giấy dùng để in hoá đơn tại các máy ATM, siêu thị và giấy dùng cho máy fax đều chứa BPA. Nếu không thực sự cần thiết, không nên cầm vào những loại giấy này, nếu phải cầm, hãy rửa tay sạch sẽ sau khi cầm vào tờ hoá đơn. BPA trong các loại giấy này có thể được hấp thụ trực tiếp qua da, hoặc lây nhiễm từ da sang đồ ăn và đi vào cơ thể bằng đường tiêu hoá.
Cho con bú sữa mẹ trực tiếp, không bú bình: với tình trạng BPA có mặt trong khắp các sản phẩm đồ gia dụng, nhất là các loại chai lọ, hãy cho con bú sữa mẹ trực tiếp, hạn chế dùng các loại bình sữa. Bình sữa cũng không có lợi cho sự phát triển của bé.
Chọn các loại chảo thép không gỉ hoặc chảo sắt, gang thay vì chảo không dính

0 nhận xét:

Đăng nhận xét