Câu hỏi 1: Bé ăn dặm với nước mía có tốt không?
Trả lờiI:
Hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong 1 thanh mía bằng cánh tay không khác gì 1 trái táo hay 1 củ khoai lang. Tuy nhiên hàm lượng đường trong mía là cao. Theo kiến nghị của Viện Nha Khoa Úc, nước mía thường chứa đường sucrose gây sâu răng và các vấn đề nhiễm khuẩn răng miệng cho bé, đặc biệt trong giai đoạn mọc răng và bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra, nước ép mía thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (vd loài Trypanosoma cruzi) (Theo báo cáo của Gs.Bs.Choffnes, Viện Y Khoa của Mỹ, trang 222). Do đó, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy ăn dặm với nước mía cho thấy tăng cân hay tiêu hóa tốt, Nhưng những bằng chứng hiện tại cho thấy nước ép mía có nhiều nguy cơ liên quan đến rối loạn tiêu hóa, dị ứng và sâu răng ở các bé nhỏ.
Câu hỏi 2: Bé có thể ăn gạo lứt không?
Trả lờiI:
Theo hướng dẫn của BYT Anh, gạo lứt (Brown rice) không thích hợp cho bé dưới 5 tuổi vì loại gạo này tạo cảm giác bé no nhanh, bé sẽ không nhận đủ năng lượng bé cần.
Câu hỏi 3: Khi nào cho bé ăn tôm/cua; sữa chua/phô mai; thịt bò/heo?
Trả lời:
Tôm/cua: Tuần thứ 7 hoặc 8 ăn dặm (bé 7.5-8 tháng tuổi) có thể giới thiệu (lưu ý chỉ lấy thịt, bỏ rạch tôm/cua, bỏ chỉ tôm, không để dính rạch lên thịt, chế biến thì cho bé dùng ngay). Khi giới thiệu TÔM/CUA lần đầu, áp dụng PHƯƠNG PHÁP 3 DAY WAIT cho 3 ngày để ngăn ngừa dị ứng
Sữa chua/phô mai: Có thể giới thiệu khi bé được 7.5 tháng, không quá 30-40ml/ngày, tuần không quá 4 ngày
Thịt heo/ bò: Tuần thứ 2 ăn dặm (hoặc bé 6 tháng tuổi) nên giới thiệu cho bé để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Khi giới thiệu THỊT HEO/BÒ lần đầu, áp dụng PHƯƠNG PHÁP 3 DAY WAIT cho 3 ngày để ngăn ngừa dị ứng
Câu hỏi 4: Khi nào giới thiệu trái cây?
Trả lời:
Chỉ có chuối và bơ có thể giới thiệu trong 2 tuần đầu
Các loại trái cây khác nên giới thiệu sau củ hoặc rau (sau tuần thứ 3 ăn dặm), nên chọn trái cây có độ ngọt trung bình như nho, thăng long, dâu tây,..
Câu hỏi 5: Khi cho bé bú sữa mẹ có thể dùng mật ong được không? Có ảnh hưởng tới sữa không?
Trả lời:
Được, hướng dẫn chung của Bộ Y Tế các nước đều nhấn mạnh các bé dưới 1 tuổi không được dùng mật ong. Điều này làm nhiều mẹ lo lắng liệu khi cho con bú có dùng được không? Câu trả lời của Gs.Bs. Laura đã chia sẻ: các mẹ đều có thể dùng bình thường vì cơ chế ảnh hưởng là hoàn toàn khác ở mẹ và bé. Bé do chưa có đủ men tiêu hóa để tiêu diệt vi khuẩn trong mật ong, khi bé 1 tuổi trở lên thì có thể (do đó khuyến cáo chỉ đến 1 tuổi). Trong khi mẹ đã đủ sức tiêu diệt vi khuẩn, do đó không ảnh hưởng sữa mẹ khi cho bé bú dù bé dưới 1 tuổi.
Câu hỏi 6: Trữ đông đậu phụ (đậu hũ) như thế nào?
Trả lời:
Giữ lạnh ở ngăn mát tủ lạnh: Mua về nếu chưa dùng ngay thì để nguyên trong hộp và giữ lạnh, dùng trước ngày hết hạn
Nếu đã mở, chuyển đậu hủ ra 1 chén để 1/3 nước sạch để đậu hủ vào, thay nước mỗi ngày, dùng trong 4 ngày
Nếu muốn đông lạnh: dùng miềng nilon bao phủ đậu hủ, đông lạnh dùng trong 5 tháng (khuyên dùng trong 3 tuần là tốt nhất)
(Theo hướng dẫn của Viện Nhi Khoa, ĐH Clemson, Mỹ)
Notes:
Laura V. (2015) Is it safe for breastfeeding mom to eat honey, baby center
Jacquy, L. (2012) Children aged under 5, National Health Services (NHS)
Choffnes, E.R et al (2012) improving food safety through a one health approach, Institute of Medicine, Mỹ, trang 222.
Australian Dental Association (2007) Eating For Healthy Teeth, ADA
Viện Nhi Khoa (Clemson University) (2015) Tofu Ingredient of the Month
- Tham khảo bệnh về tử cung của chị em phổ biến
0 nhận xét:
Đăng nhận xét