Việc quyết định cho bé đi mẫu giáo là một trong những quyết định quan trọng nhất của cha mẹ trong những năm đầu đời của bé. Với những gia đình không có ông bà sống chung, không có người giúp việc để chăm bé, buộc phải gửi bé đi nhà trẻ từ sớm (sớm ở đây nghĩa là từ trước 1 tuổi) thì lại nằm ở trường hợp khác, nghĩa là gia đình không có lựa chọn, và ở lứa tuổi còn quá nhỏ, bé thường chưa tỏ rõ tin tức ý kiến của mình có muốn đi hay không, có sẵn sàng hay không.
Sau 2 tuổi, các bé thường có thể bày tỏ ý kiến của mình rõ ràng, và cũng có rất nhiều yếu tố cha mẹ cần xem xét để biết lúc này đã thích hợp để cho bé đi mẫu giáo chưa. Hãy cùng xem qua một vài yếu tố, tự đánh giá trường hợp của gia đình mình nhé.
>>>>>>>>>>> Mẹ lo sợ khi thấy con ăn vào và "thải ra" thức ăn còn nguyên vẹn, có phải do tiêu hóa của bé kém?
1. Cha mẹ đã… sẵn sàng chưa?
Đúng vậy, điều đầu tiên không phải bé đã sẵn sàng chưa mà là cha mẹ đã sẵn sàng chưa. Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình có mẹ ở nhà chăm sóc con sau khi sinh chứ không đi làm hoặc có ông bà nội ngoại đang chăm sóc. Vậy, cha mẹ đã sẵn sàng cho việc gửi con đi mẫu giáo chưa? Mẹ muốn gửi con đi chỉ để có thêm thời gian nghỉ ngơi, hay mẹ cho rằng bé sẽ được chăm sóc tốt hơn ở trường so với việc mẹ hoặc ông bà tự chăm bé ở nhà?
Eva hãy tự hỏi mình những câu hỏi ấy và tự cảm nhận về sự sẵn sàng của mình. Không có câu trả lời chung cho mỗi gia đình.
2. Bé có khoẻ mạnh không?
Yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc có gửi bé đến trường không, đó là bé có đang khoẻ mạnh hay không. Khi bé đi mẫu giáo, bé sẽ gặp nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh từ chính các bạn cùng lớp, cùng trường. Do vậy, nếu thể trạng của bé yếu, hay bị lây nhiễm bệnh thì có lẽ cha mẹ nên để bé ở nhà thêm một thời gian, ngoại trừ những trường hợp không có lựa chọn khác, cha mẹ đều đi làm.
3. Khả năng xa cha mẹ được một thời gian
Khi không có cha mẹ bên cạnh, bé có thấy thoải mái không hay là sẽ sợ hãi ngay sau khi mẹ đi khuất? Thường thì trước khi quyết định cho bé đi học, cha mẹ cần có một khoảng thời gian giúp bé làm quen dần với việc vắng cha mẹ. Ban đầu, hãy tập cho bé chơi tự lập, nghĩa là bé tự chơi, không đòi hỏi cha mẹ phải ngồi cạnh chơi cùng, sau đó thì cha mẹ ra khỏi phòng chốc lát rồi quay lại. Khi bé đã quen, cha mẹ tăng dần thời gian vắng mặt của mình cho đến khi bé dạn dĩ đủ để đi mẫu giáo. Tất nhiên, bé nào khi mới đi học cũng sẽ khóc nhưng thường chỉ kéo dài khoảng 15 phút sau khi cha mẹ đi khuất.
4. Chơi cùng các bạn
Từ khi sinh ra, bé chỉ ở cùng ông bà, cha mẹ nên việc chơi cùng, hợp tác cùng các bạn khác là một việc khá xa lạ đối với bé. Trước khi bé đi học, mẹ nên dành thời gian cho bé làm quen với việc chơi cùng các bạn cùng lứa tuổi. Có thể là cho bé ra công viên chơi vào những ngày nghỉ, đến thư viện, đến khu vui chơi,... bé sẽ hiểu cách tương tác với những bé khác.
5. Tự đi vệ sinh
Không phải là nếu bé chưa biết tự đi vệ sinh thì các trường học sẽ không nhận, chắc chắn không phải như vậy. Nhưng ở một môi trường lớp học, số bé đông hơn nhiều lần so với số cô giáo, các cô không thể chăm các bé một cách kỹ lưỡng như ở nhà, các bé cần có khả năng tự đi vệ sinh hoặc ít ra đã có thể ra hiệu là bé muốn đi tè, đi ị.
6. Khả năng giao tiếp
Tất nhiên là cha mẹ sẽ luôn hiểu những gì bé nói nhưng khi đi học ở lớp thì lại hoàn toàn khác. Nếu bé có khả năng diễn đạt rõ ràng những gì mình cần thì đó mới là lúc nên cho bé đến trường.
Trên đây là những yếu tố mà cha mẹ nên xem xét để cân nhắc xem bé đã sẵn sàng đi học mẫu giáo chưa nhé. Nhưng cũng không có nghĩa là nếu bé chưa có đủ những điều kiện trên thì không thể đi mẫu giáo, mà bé càng đạt được nhiều những điểm nêu trên thì việc đi mẫu giáo của bé sẽ càng thuận lợi, bé sẽ càng có những khoảng thời gian đáng nhớ với các cô, các bạn.
Cảnh giác biểu hiện của lạc nội mạc tử cung ở eva hiện nay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét