Có là bình thường không khi bạn đau đầu trong quá trình mang thai?
Khi mang thai ở thời kỳ đầu tiên (3 tháng đầu), đau nhức đầu là triệu chứng khá phổ biến ở các thai phụ. Đau nhức đầu là một dạng đau đầu mà bạn cảm thấy như bị chèn ép lên đầu, đau nhói hoặc đau cả hai bên thái dương, dẫn tới đau cổ hoặc đau lưng. Nếu như bạn thường xuyên bị đau đầu trong thời gian mang thai thì có thể sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Xem thêm Áp dụng ngay biện pháp tránh thai vừa kế hoạch hóa an toàn, lại không mất cảm giác hưng phấn
Các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân của việc mang thai một đứa trẻ lại làm cho bạn đau đầu thường xuyên, nhưng một khả năng tích cực được đưa ra là việc thay đổi hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể bạn gây ra việc này. Lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên cũng là có thể là một trong những nguyên nhân, đặc biệt là trong quá trình mới mang thai. Chất cafein cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhức đầu.
Các thủ phạm tiềm tàng khác gây ra chứng đau nhức đầu có thể là do tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, viêm xoang, các chứng dị ứng, đau mắt, stress, trầm cảm, đói và mất nước.
Nếu bạn bị đau đầu trong thời kỳ tam quá nguyệt, thì sau đó bạn sẽ nhận thấy sự đau đớn sẽ giảm đi hoặc thậm chí là biến mất trong 3 tháng tiếp theo của quá trình mang thai, khi các dòng nội tiết tố đã được cân bằng ổn định và cơ thể bạn đã dần thích nghi hơn.
Chứng đau nửa đầu là gì?
Chứng đau nửa đầu là một triệu chứng phổ biến của việc đau đầu. Các chuyên gia cho rằng cứ 5 người phụ nữ thì có 1 người trải qua việc đau nửa đầu vài lần trong cuộc đời của họ và có tới 16 phần trăm phụ nữ bị đau nửa đầu trong quá trình mang thai, thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Chứng đau nửa đầu gây ra sự đau nhẹ đến đau nhói một nửa đầu. Nếu không được điều trị, chúng kéo dài khoảng từ 4-72 giờ và làm cho các hoạt động thể chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Nó cũng kéo theo một vài triệu chứng khác như nôn mửa, cảm giác choáng váng và có cảm giác khó chịu với ánh sáng và tiếng ồn.
Cách điều trị: Acetaminophen an toàn cho bà bầu như được ghi trên nhãn thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chữa đau đầu khác như aspirin và ibuprofen thì không được khuyến cáo sử dụng trong thai kì. Nếu như bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, hãy tới khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Những cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai
Các chuyên gia thường khuyên bạn hãy giữ "nhật ký đau đầu" để giúp bạn xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Viết vào đó những gì bạn ăn trong vòng 24 giờ trước và những gì bạn làm trước đó gây ra chứng đau nửa đầu có thể là thức ăn chứa:
Mỳ chính (MSG)
Nitrit (có trong thịt chế biến sẵn, xúc xích, xúc xích Ý, thịt lợn xông khói, thịt muối)
Các chất làm ngọt hóa học
Một số loại hạt, đỗ nhất định
Các sản phầm sữa quá hạn
Một số loại hoa quả như chuối, đu đủ, bở hay cam quýt
Cá xông khói
Socola hay carob
Các món lên men hay muối (như dưa bắp cải, nước đậu nành)
Ngoài ra còn các nhân tố làm bạn bị đau như tiếng ồn, quá lạnh hoặc quá nóng, mùi thối, khói thuốc lá…
Dưới đây là một vài cách giúp bạn giảm cơn đau đầu khi mang thai mà không cần tới các loại thuốc:
Dùng khăn nóng hay khăn lạnh: Khi bị đau nhức đầu, bạn nên dùng một miếng khăn ấm hoặc lạnh đặt lên trán để làm cho não bộ cảm thấy thoải mái hơn. Miếng khăn lạnh thích hợp cho chứng đau nửa đầu.
Tắm: Đối với một số người thì tắm nước lạnh là liệu pháp giảm đau nhanh chóng. Nếu không có điều kiện tắm thì bạn hãy vỗ chút nước mát lên mặt. Tắm vòi hoa sen nóng hay ngâm mình trong bồn nước nóng cũng giúp ích cho việc giảm đau đầu.
Đừng để bụng đói hay khát: Để ngăn lượng đường giảm trong máu (nguyên nhân chung dẫn tới việc đau đầu), bạn nên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Nếu như bạn thường xuyên di chuyển, bạn nên mang theo những thức ăn nhanh như bánh quy giòn, hoa quả, sữa chua. Bạn nên tránh ăn những thứ có lượng đường cao như kẹo để tránh làm cho đường huyết bị tăng đột biến. Bạn cũng đừng quên, uống nhiều nước sẽ giúp bạn không bị háo nước. Uống từng ngụm nước thật chậm nếu như bạn bị đau nửa đầu và bị nôn mửa.
Hạn chế sự mệt mỏi: Cố gắng dành một chút thời gian nghỉ ngơi chợp mắt nhiều lần trong ngày. Nếu bạn bị đau nửa đầu, hãy ngủ trong một căn phòng tối và yên tĩnh.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giảm tần suất và cơn đau nửa đầu cũng như giảm áp lực stress, 1 trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu, thì hãy từ từ tập thể dục vì việc hoạt động mạnh một cách bất ngờ có thể làm cho bạn đau đầu thêm. Và cũng đừng chỉ tập thể dục khi bạn đang trong thời kỳ đau đầu vì như thế các cơn đau sẽ trầm trọng hơn. Tập thể dục sẽ giúp bạn duy trì thể trạng tốt, điều này sẽ giúp giảm tránh việc đau đầu trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
Các phương pháp thư giãn: Liệu pháp phản hồi sinh học, thiền, yoga và tự thôi miên có thể giúp giảm đau cho các thai phụ.
Liệu pháp mát-xa: Phương pháp mát-xa toàn thân để giải tỏa cơn đau cơ ở cổ, vai và lưng sẽ có ích cho thai phụ. Tham gia các khóa mát-xa trị liệu cho thai phụ cũng là một cách tốt để đối phó với chứng đau đầu. Nếu bạn không có điều kiện đi mát-xa ở ngoài, thì hãy để bạn đời của bạn giúp xoa bóp cổ và lưng cho bạn. Hay thậm chí là bạn chỉ cần đi ra tiệm gội đầu để thợ gội giúp bạn. Tuy nhiên phương pháp này không phải là hoàn toàn có tác dụng đối với tất cả các phụ nữ.
Châm cứu: Trị liệu bằng châm cứu cũng được coi là một phương pháp an toàn cho phụ nữ có thai. Nếu bạn thực sự quan tâm đến phương pháp này thì hãy tư vấn với bác sĩ của bạn đến địa chỉ châm cứu tin cậy.
Chứng đau nhức đầu có thể là một biểu hiện của tình trạng bệnh tật nào nghiêm trọng khác không?
Câu trả lời là có thể. Thông thường chứng đau đầu ở trong thời kỳ mang thai là không nguy hại, nhưng đối với 1 số trường hợp thì nó có thể là biểu hiện của một số bệnh tật nào đó. Đối với những người gặp phải chứng đau nhức đầu lần đầu tiên trong đời thì việc khám chẩn đoán tổng thể để biết nguyên nhân đau nhức là việc cần thiết nên làm.
Trong chu kỳ thai kỳ thứ 2 và thứ 3 thì chứng đau nhức đầu là biểu hiện của tiền sản giật, một bệnh lý xảy ra trong thai kỳ do cao huyết áp. Ngoài ra còn các chứng bệnh khác như protein trong nước tiểu, thay đổi tầm nhìn, bất bình thường trong gan và thận.
Khi nào tôi cần phải gặp chuyên gia y tế? Bạn cần gặp khi:
Lần đầu tiên bạn bị đau nhức đầu hoặc khi trong chu kỳ mang thai thứ 2 hoặc thứ 3. Cơn đau có thể kèm theo các biểu hiện như thay đổi tầm nhìn, đau bụng buồn nôn, tăng cân đột ngột, sưng tay hoặc mặt. Việc đo huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu sẽ cho biết bạn có nguy cơ của tiền giật sản hay không.
Bạn gặp một cơn đau đầu khủng khiếp, choáng váng làm cho bạn mất giấc ngủ và sau đó vẫn kéo dài không dứt hoặc một cơn đau chưa bao giờ trải qua.
Bạn bị đau nhức đầu kèm theo cơn sốt và cứng cổ
Cơn đau của bạn càng ngày càng tệ hơn và kèm theo đó là cảm giác choáng váng, buồn ngủ, tê tay chân và mất cảm giác tỉnh táo.
Bạn bị đau đầu sau 1 sự cố va đập đầu nào đó.
Bạn bị ngạt mũi và đau sưng phía dưới bọng mắt hay trên mặt cũng như đau răng. Điều này chỉ ra rằng bạn đang bị viêm xoang và cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nếu bạn đã từng có tiền sử đau đầu trước khi mang thai, việc tư vấn của nhân viên y tế sẽ giúp bạn quyết định được nên có phương pháp theo dõi điều trị như thế nào trong suốt thai kỳ. Việc sử dụng thuốc giảm đau cũng nên được tư vấn kỹ với bác sĩ để bạn có thể có thuốc phù hợp nhất với thai phụ.
Nếu bạn cảm thấy căng mắt và thường đau đầu sau khi đọc hoặc sử dụng máy tính thì bạn nên đi khám nhãn khoa.
Cuối cùng, lời khuyên là đừng e ngại tư vấn hay thăm khám bác sĩ khi chứng đau đầu làm cho bạn lo lắng.
Tham khảo Phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều có sao không bác sĩ?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét