Get me outta here!

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Di chứng “tàn phá” cơ thể mẹ sau khi mổ lấy thai, sinh mổ khổ lắm đừng ham...


Trong những lúc cần thiết, các bác sĩ vẫn phải ra quyết định mổ lấy thai để bảo vệ tính mạng của mẹ và bé. Đã có không ít ca sinh mẹ phải tức tưởi ra đi vì bác sĩ nhất quyết không cho mổ bắt thai mà để cho mẹ phải gồng mình sinh thường. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp bắt buộc này ra, cũng có không ít các mẹ chủ động mổ lấy thai vì những lý do rất hỡi ơi:

- Chọn cho con ngày sinh, tháng sinh đẹp để cải đổi vận mệnh;

- Sợ cô bé bị “tàn phá” tang hoang sau khi rặn đẻ;

- Sợ không chịu đựng cơn đau đẻ.

Tất cả những lý do này, ai trong cuộc chắc cũng đồng cảm. Tuy nhiên, bằng rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh những lợi ích lớn lao của việc sinh thường thì suy cho cùng những lý do biện minh này cũng từ sự ích kỷ mà ra cả. Nếu mẹ nào nghĩ rằng sinh mổ sẽ giảm bớt thiệt hại hơn thì đây sẽ là những di chứng tàn phá nặng nề sau sinh mổ để các mẹ suy nghĩ lại:


Tham khảo điều trị lạc nội mạc tử cung chính xác 


“Con rít” xấu xí

Nhiều mẹ mô tả vết sẹo từ ca mổ lấy thai của mình giống hệt hình thù một con rít xấu xí. Điều đáng buồn hơn nữa, vết sẹo đó sẽ không bao giờ biến mất để mẹ có thể tự tin khoe thân hình bốc lửa của mình trong những bộ váy sexy. Chưa hết, ai đã sinh mổ lần đầu thì khả năng sinh mổ trong lần mang thai tiếp theo sẽ rất lớn. Cứ như vậy, vết mổ lần 2 khi da bụng bị trùng nhăn sẽ còn xấu xí hơn nhiều. Đừng nghĩ các bác sĩ thẩm mỹ có thể cứu vớt cuộc đời mẹ khỏi nỗi ám ảnh này vì điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và tuổi tác của mẹ đấy!



sinh_mo_3
Vết sẹo sau sinh mổ không bao giờ biến mất


Tuy vậy, mẹ cũng đừng bi quan quá nha. Chỉ cần sau sinh mổ, mẹ hạn chế ngồi nhiều và khi ngồi giữ thẳng lưng thì tình hình sẽ tươi rói hơn á! Ngoài ra, để da bụng không bụng beo, mẹ có thể chườm muối với gừng rang nha! Đây là cách mà các mẹ sau sinh muốn giữ da bụng đẹp đều phải dùng đến đấy!

Hạn chế khả năng chăm sóc con

Có một phát hiện rất thú vị mà các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra đó là khi sinh thường, não của mẹ sẽ nhạy cảm hơn với tiếng khóc của con sau khi chào đời. Nhờ đó mà việc chăm sóc và hiểu ý bé sẽ trở nân thuận lợi hơn. 


sinh_mo_6
Sau sinh mổ mẹ ít có cảm giác với con và dễ rơi vào trầm cảm


Cộng thêm quá trình cổ tử cung mở, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất hormone sẽ làm cho mẹ dễ dàng có ngay cảm xúc với em bé. Điều này là yếu tố rất có lợi cho mẹ trong việc ngăn ngừa những rối loạn cảm xúc tiêu cực, tiền đề cho bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, khi sinh thường, não mẹ cũng tự điều chỉnh các hành vi chăm sóc con theo bản năng tốt nhất sau khi bé chào đời, điều mà rất nhiều mẹ sinh mổ không có được.

Luôn có một cái án đợi sẵn


sinh_mo_4
Sinh mổ lần đầu thường phải sinh mổ ở những lần mang thai tiếp theo


Có đến 98% các mẹ sinh mổ lần đầu phải lên bàn mổ lấy thai lần 2. Thời gian chờ đợi để mang thai và sinh mổ lần hai cũng phải giãn cách tối thiểu 2-3 năm. Nếu chẳng may mẹ nào sinh mổ xong, dính bầu quá dày thì nguy cơ biến chứng sản khoa sẽ thậm chí đe dọa đến tính mạng của mẹ. Đã vậy, sau mỗi lần sinh mổ, bao giờ mẹ cũng cần nhiều thời gian hơn để có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Chưa kể những nguy cơ như dính ruột, nhiễm trùng hoặc sữa sau sinh về muộn cũng rất đáng lo ngại.

Tổn thương tử cung

Mổ lấy thai chắc chắn sẽ khiến tử cung của mẹ ít nhiều bị tổn thương như:

+ Dính ruột, tắc ruột;
+ Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát;
+ Lạc nội mạc tử cung;
+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).


sinh_mo_7
Cổ tử cung dễ bị tổn thương sau sinh mổ


Chính vì vậy, sinh mổ không hề đỡ đau hơn sinh thường một chút nào. Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà các mẹ chống đối với chỉ định sinh mổ của bác sĩ nhé! Trong nhiều trường hợp, sinh mổ là giải pháp cứu sống cả mẹ lẫn con đấy!

Nếu sau sinh mổ, muốn giảm các tổn thương nặng nề đến tử cung, mẹ nhớ chọn các món ăn được làm từ đậu nành, uống trà xanh và nhờ bác sĩ bổ sung thuốc làm tăng kích thích tố nữ nhé! Cách này sẽ giúp mẹ hạn chế được những nguy cơ bệnh tật đấy!

Nếu muốn vận động để giúp tử cung tuần hoàn máu tốt sau sinh, khi đã phục hồi hoàn toàn mẹ có thể chọn cách bơi lội mỗi tuần 2 tiếng cũng rất tốt.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét