Những ngày đầu tiên sau khi thử thai 2 vạch, mẹ vẫn chưa cảm nhận được sự có mặt của bé trong bụng, thế nhưng mẹ đừng có chủ quan nhé. Những ngày đầu tiên này rất quan trọng đối với sự phát triển và sự an toàn của bé, đừng lơ là mà có thể có những điều không mong muốn.
Hãy cân nhắc những điều dưới đây và thực hiện trong điều kiện của mình.
1. Hạn chế caffein và đồ uống có cồn
Uống rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác là những điều cần tránh khi mang thai bởi vì chúng sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.
Trước hết, cồn sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy rằng chất cồn có thể liên quan đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi cả về mặt hình thái lẫn vận động, uống càng nhiều thì thai nhi sẽ bị tác động càng nhiều.
2. Không xông hơi và ngâm bồn nước nóng
Các mẹ bầu không nên xông hơi và ngâm bồn nước nóng vì nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Một lý do nữa mà bà bầu không nên xông hơi khi bị cảm cúm là do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi có thể dẫn đến chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Trong khi đó, hiện tượng huyết áp thấp lại cần phải tránh trong suốt thai kỳ bởi vì điều này có thể làm giảm số lượng máu dẫn đến nhau thai.
Tham khảo phẫu thuật lạc nội mạc tử cung ở chị em cảnh giác cả khi có thai nhé các bạn!!
Tham khảo phẫu thuật lạc nội mạc tử cung ở chị em cảnh giác cả khi có thai nhé các bạn!!
3. Hạn chế tình trạng táo bón
Một số mẹ bầu có thể bị táo bón trong thời gian này. Tuy là chứng bệnh không gây hại đến thai nhi nhưng các mẹ cũng nên điều trị để cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất trong thời kỳ mang thai.
Để hạn chế các mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm liều lượng các thuốc bổ sung canxi và sắt. Không nên tùy tiện sử dụng men tiêu hóa hoặc thuốc xổ.
4. Tiểu lắt nhắt
Tình trạng tiểu lắt nhắt thường xảy ra vào thời gian đầu và cuối thai kỳ. Đầu thai kỳ, tử cung to ra và còn nằm trong tiểu khung, đè lên bàng quang nên luôn kích thích buồn tiểu. Việc đi tiểu thường xuyên, tiểu lắt nhắt đối với bà bầu không cần quá lo lắng, sau khi bé ra đời mọi việc sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, để tránh việc tiểu rắt có thể làm ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt cũng như sức khỏe của bạn và thai nhi, mẹ hãy tập những bài tập kegel trước và trong thai kỳ. Đồng thời, mẹ chú ý, 1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày là được. Mẹ cũng nên hạn chế đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua…nên hạn chế trong thai kỳ hoặc không nên sử dụng trước giờ đi ngủ.
5. Chọn nơi khám thai
Quyết định lựa chọn phòng khám tư nhân hay bệnh viện để khám thai còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: tài chính, khoảng cách địa lý, trình độ chuyên môn của phòng khám, dịch vụ phòng khám,…
Nếu phòng khám phụ sản ở bệnh viện có khám hẹn giờ thì các mẹ nên chọn dich vụ này sẽ đỡ tốn thời gian chờ đợi mệt mỏi. Chi phí cũng không nhỉnh hơn là bao (trừ phi bạn khám ở các bệnh viện tư).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét