Get me outta here!

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Mỗi tháng trôi đi bé sẽ làm được gì trong suốt 12 tháng đầu đời của mình, bố mẹ biết chưa nè!


12 tháng đầu đời của bé rất quan trọng vì đó là quãng thời gian đánh dấu những mốc phát triển mang tính bước ngoặt.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải nắm bắt đúng nhịp thay đổi của con mình để kịp thời kích thích, khuyến khích, động viên bé phát huy hết tiềm năng trí lực và kỹ năng vận động của mình nhé!


Trong suốt 12 tháng đó, các con sẽ học cách tiếp thu kiến thức rất nhanh. Chỉ cần một buổi đi dạo, bé sẽ biết thêm rất nhiều điều và ghi nhớ vào bộ não. Đó là lý do vì sao đây lại là giai đoạn vàng của sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Tất nhiên, một số có thể phát triển nhanh hơn so với mức chuẩn và một số khác có thể phải mất thêm nhiều thời gian để đạt được mốc phát triển cần thiết. Thế nhưng, nhìn chung trong 12 tháng đầu đời, ít nhất các bé sẽ có những mốc phát triển đáng chú ý thông qua từng cử chỉ, biểu cảm, hành động và sau này là lời nói. Các mẹ muốn nắm bắt hết những mốc phát triển mang tính bước ngoặt của con trong 12 tháng này thì hãy xem nhé!



be_yeu

  • Tháng 1
    : Đến cuối tháng đầu tiên kể từ khi lọt lòng, hầu hết các bé đã hoàn thiện khả năng nghe và có thể phản ứng lại với những âm thanh quen thuộc như giọng của mẹ, giọng của bố, bản nhạc bố mẹ hay cho nghe trong lúc bé còn là thai nhi.
  • Tháng 2: Bé sơ sinh hút trong tháng này đã biết mút ngón tay cái và thị lực đã dần hoàn thiện hơn. Cụ thể, khi nhìn ai đó, bé có thể phân biệt được đâu là người quen và đâu là người lạ.
  • Tháng 3: Bé trong tháng thứ 3 này đã cố gắng bắt chước những biểu cảm, chuyển động và âm thanh phát ra từ nơi mẹ. Bên cạnh đó, bé cũng nhanh chóng học được cách liên lạc với mẹ bằng ánh mắt trong suốt tháng này. Đến cuối tháng, bé đã có thể nhận diện được gương mặt của những người thân quen thường xuyên tiếp xúc với mình.
  • Tháng 4: Bắt đầu tháng này có một số bé sẽ bắt đầu mọc răng. Và kèm theo đó là sự háo hức khi tự mình di chuyển với kỹ năng ban đầu là lẫy, lật.
  • Tháng 5: Một số bé sẽ bắt đầu học cách để nắm chặt các vật trong tay mình và chạm vào chúng.
  • Tháng 6: Nhiều bé trong tháng này đều biết tự ngồi hoặc ngồi dựa.
  • Tháng 7: Tầm nhìn của bé mở rộng và nhìn mọi thứ rõ ràng hơn. Nếu có ai đó hỗ trợ bé có thể đứng dậy được.
  • Tháng 8: Bé bắt đầu bò trên sàn nhà. Vào mỗi sáng thức dậy, mẹ sẽ thấy con ngồi dậy từ một vị trí rất xa nơi mẹ đặt bé ngủ.
  • Tháng 9 & 10: Bé có thể nhớ và nắm bắt được một vài hướng dẫn về các món đồ nhất định. Bé cũng biết cách để bắt đầu chơi với các món đồ của mình như trò chơi tìm đồ vật bị giấu.
  • Tháng 11 và 12: Một số bé đã bắt đầu đứng lên và đi lại. Ngoài ra, những từ đơn giản như “mẹ”, “bố”, “cá”, “mèo”… bé có thể nói được hết.


Hãy theo dõi những cột mốc phát triển của con qua từng tháng và có những phát hiện kịp thời khi con chậm hơn nhiều so với những bước tiến mà lẽ ra con có thể đạt được nhé! Chúc con các mẹ ăn mau, chóng lớn!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét