Giấc ngủ là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nhờ giấc ngủ, trẻ bảo toàn năng lượng, cơ thể trẻ cũng phát triển nhanh chóng về não bộ và thể chất chính trong giấc ngủ. Chính vì vậy mà trẻ dành rất nhiều thời gian để ngủ. Khi mới sinh ra, trẻ ngủ tới 16 giờ mỗi ngày. Bảo đảm cho trẻ giấc ngủ đủ thời gian và chất lượng chính là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện và vững chắc.
Thế nhưng giấc ngủ của bé cũng là một trong những nỗi lo lắng, băn khoăn thậm chí là "đáng lo sợ" của cha mẹ, rất nhiều gia đình giấc ngủ của bé luôn khởi đầu bằng hàng giờ đồng hồ đu đưa, hát ru, khóc lóc, bế đi quanh nhà,... Nhiều cha mẹ đã tìm đến những lời khuyên và kinh nghiệm của những người đi trước, nhưng kinh nghiệm truyền miệng không phải lúc nào cũng đúng. Bé Yêu sẽ cùng các bạn tìm hiểu những kinh nghiệm đúng và chưa đúng về chăm sóc giấc ngủ cho bé.
Xem thêm: 9 loại văcxin phụ nữ nên tiêm ngừa trước khi mang thai
Xem thêm: 9 loại văcxin phụ nữ nên tiêm ngừa trước khi mang thai
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho bé thức nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ ngủ ngon hoặc cứ cho bé thức thật lâu thì đến khi buồn ngủ, bé sẽ ngủ dễ hơn, không cần mẹ ru nhiều, không quấy khóc. Điều này có hợp lý không và có hiệu quả không?
Điều này hoàn toàn không đúng. Thức lâu quá làm bé trở nên quá mệt mỏi (overtired) và kết quả là bé không chịu ngủ mà chỉ khóc, dù được âu yếm, vỗ về đến thế nào. Cũng giống như người lớn chúng ta, có những khi quá mệt, cứ nghĩ rằng đặt lưng xuống là ngủ ngay, nhưng khi mệt quá lại không thể ngủ được.
Xét về mặt thể chất và cảm xúc, để đi vào giấc ngủ, cơ thể chúng ta cần được dịu lại (calm down), ổn định lại thì mới ngủ được. Không có ai mới hát hò vang trời hoặc mới nói cười rộn rã mà vài phút sau đã ngủ được. Khi chúng ta cười, khóc, hát hò, vui chơi là khi não bộ chúng ta ở trạng thái kích thích. Chúng ta cần thời gian bình tĩnh lại, lấy lại trạng thái ổn định rồi mới đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, khi chúng ta buồn ngủ, cơ thể sẽ tự động tiết ra hóc-môn melatonin giúp cơ thể lắng dịu xuống để đi vào giấc ngủ. Nếu khi buồn ngủ mà chúng ta không đi ngủ ngay, để qua mất thời điểm tiết hóc-môn này thì sau đó cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn rất nhiều.
Với các bé cũng vậy. Khi bé buồn ngủ, bé có nhu cầu được ngủ nhưng đôi khi cha mẹ không nhận ra hoặc chưa chịu cho bé ngủ, bé mệt mỏi nên khóc quấy, khi đó bé ở trạng thái kích thích. Càng phải thức lâu thì bé càng khóc quấy và càng bị kích thích nhiều hơn. Đến khi cha mẹ đưa bé đi ngủ thì bé sẽ trở nên cáu kỉnh và khó ngủ. Vậy, cha mẹ cần cho bé đi ngủ ngay khi bé có dấu hiệu buồn ngủ.
Nhưng làm sao để biết bé đã đến giờ ngủ? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể thức lâu như người lớn, bé sơ sinh chỉ thức khoảng 1 giờ là lại muốn ngủ, bé 3 tháng tuổi chỉ thức được 2 tiếng,... càng lớn các bé càng có thể thức lâu. Khi thấy bé đã sắp đến giờ buồn ngủ, mẹ không nên bày những trò chơi ồn ào, làm bé bị kích thích nữa, mà nên ôm ấp bé, nói chuyện nhẹ nhàng với bé, cùng bé nằm xuống đọc sách hoặc hát cho bé nghe. Khi bé muốn ngủ, hãy cho bé đi ngủ thật nhanh chóng. Những dấu hiệu buồn ngủ của bé: không quan tâm đến xung quanh, im lặng hơn, dụi mắt,...
Với giấc ngủ đêm, từ 17h-19h là giờ mặt trời lặn, khi đó, nồng độ của nhiều hóc-môn trong cơ thể bé thay đổi, bé cần được đi ngủ để phù hợp với nhịp sinh học. Nhưng nhiều gia đình thường cho bé thức khuya hơn (do cha mẹ chưa đi ngủ, do còn bận chưa cho bé tắm, bé ăn, do ham chơi,..) nên bé dễ cáu kỉnh khi ngủ.
Ngủ là một hoạt động mà không thể "ép", cũng không thể "cố" được. Ngay cả với người lớn chúng ta, có những bữa không muốn ăn gì nhưng vẫn có thể "cố gắng" dùng hết bữa, nhưng có những đêm không ngủ được thì việc ngủ cũng thật khó khăn đối với chúng ta.
Chúng ta không thể và không nên ép bé ngủ theo ý muốn của cha mẹ, theo giờ giấc của cha mẹ, mà cần phải ưu tiên giấc ngủ của bé trước mọi việc. Khi bé muốn ngủ, cần ngủ, hãy đưa bé đi ngủ. Khi đó, bé sẽ có giấc ngủ ngon, hữu ích, để khi thức dậy, bé sẽ là "bé ngoan nhất nhà.
Tham khảo dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung tại đây
Tham khảo dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung tại đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét