Get me outta here!

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Cả gia đình bị ung thư gan vì sử dụng thớt gỗ lâu năm không thay

Hôm trước thấy em tận dụng lại mấy cái chai nhựa cũ dùng đựng nước hoặc mấy hộp nhựa loại đựng thức ăn bán sẵn để trữ đồ đông lạnh, ông chồng mình lạnh lùng đem vứt tất cả vào sọt rác rồi nói một câu lạnh lùng “bộ muốn bị ung thư à??”.


Em chưa kịp phản ứng gì, anh ấy dí cái điện thoại vào mắt mình, đọc đi rồi rút kinh nghiệm, xem từ nay có dám cẩu thả nữa không. Đọc xong em phát khiếp luôn các chị ạ.
Theo thông tin từ một trang web nước ngoài, cả gia đình 4 người đang sống ở bắc Kinh đều bị ung thư gan giai đoạn cuối do sử dụng thớt gỗ để cắt thức ăn. Đọc xong em hết sức bàng hoàng vì không tin nổi. Xưa nay cả gia đình em từ thời ông tổ đế giờ đều dùng thớt gỗ để làm thức ăn mà có ai bị ung thư gì đâu. Lúc đầu em cũng nghi ngờ phải chăng đây chỉ là một bài viết để câu view, nhưng càng đọc em càng thấy họ đưa ra những lập luận rất chính xác và hợp lý. Và lý do 4 người trong 1 gia đình bị ung thư gan ở Bắc Kinh đã được các chuyên gia về Ung thư nghiên cứu và khẳng định.



Không những riêng việc sử dụng thớt gỗ gây ung thư mà thói quen tái sử dụng các loại hộp nhựa, đua bị 
mốc không chịu vứt đi cũng có khả năng gây ung thư rất cao, đặc biệt là ung thư gan đấy các chị ạ.

Dưới đây là 3 loại vật dụng mà hầu như nhà nào cũng có thói quen sử dụng

Thớt gỗ 
Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.

Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên đến hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.

Để phòng tránh bệnh tật, mọi người phải nắm được những phương diệt khuẩn khoa học. Tốt nhất là nên đem chúng phơi nắng sau khi sau khi làm vệ sinh thớt sạch sẽ, phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời.

Đũa mốc

Thói quen sử dụng đũa trong nhiều gia đình hiện nay là chỉ thay khi đũa bị gẫy, cong, vênh... chứ ít người thay đũa ăn khi chúng vẫn còn dùng được. Có những gia đình sử dụng đũa trong nhiều năm mà không thay. 

Nhiều người quan niệm khi nào đũa gãy, cong, bị cháy hoặc thất lạc mất thì mới mua đũa mới. Có khi đũa mới mua để lâu ngày bị mốc, chỉ cần đem ra rửa sạch phơi khô rồi lại dùng, chứ bỏ đi thì rất phí. Cũng không thấy ai nói có thể sinh bệnh vì dùng đũa nên chị em cũng không quan tâm nhiều đến việc này.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đũa thường làm bằng tre, gỗ, lại thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, tích nước, đây là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Bảo quản không tốt, đũa sau khi sử dụng thời gian dài sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư là aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan. Theo nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) thì loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng cực thấp. Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.

Làm khô đũa rồi mới cho vào ngăn chạn, nếu không, độ ẩm và kín của chạn bát sẽ khiến đũa dễ bị mốc. Chỉ sau một ngày sử dụng, các vi sinh vật có hại xâm nhập, nấm mốc sinh sôi.

Lời khuyên cho người tiêu dùng là đừng để bát đũa ăn xong không rửa ngay. Rửa đũa bằng cách lấy khăn vuốt nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để đũa không mất đi lớp sơn phủ bảo vệ.

Tái sử dụng đồ nhựa

Em hay có thói quen tái sử dụng lại đồ nhựa, đặc biệt là những chai nước khoáng hay hộp nhựa bán thức ăn sãn để trữ đồ đông lạnh, nước uống…. vì bỏ đi cũng phí trong khi đó sử dụng lại thì đỡ tốn được một khoảng kha khá. Chứ thật lòng em đâu biết rằng những hộp nhựa, chai nhựa đó có khả năng gây ng thư rất cao.

Thói quen giữ lại các chai lọ, hộp nhựa, ngoài khả năng lưu giữ ổ vi khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ mà còn có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại, ngấm vào nước uống, thực phẩm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo. “Bát, hộp nhựa sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị trầy xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Đặc biệt, đối với những loại nhựa kém chất lượng, quá trình sử dụng sẽ sản sinh chất BPA - đây là chất độc gây ra một số bệnh như: Vô sinh, tiểu đường, ung thư… Chính vì vậy, người dân cần phải cảnh giác với những sản phẩm như: Cốc, bát, thìa, dĩa, ống hút nhựa..., nhất là những sản phẩm dùng một lần và những sản phẩm không rõ nguồn gốc”.

Các chị ạ, ai có thói quen giống em thì nên bỏ ngay nha, vì tiết kiếm được một chút mà mang bệnh chết người không có thuốc chữa, ảnh hưởng đến gia đình, con cái thì tiết kiệm làm gì phải không ạ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét