Get me outta here!

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Có bầu đừng bao giờ ngồi tư thế này nếu không muốn thai ngạt thở, sinh ra vẹo tật

Các mẹ ơi, em mới đi khám thai về. Thiệt rầu hết sức. Bác sĩ nói con em yếu, còn em thì bị giãn tĩnh mạch phải điều trị và nghỉ ngơi.



Trong lúc khám, bác hỏi em:

- Có khuân vác nặng nhọc không?

- Dạ không!

- Có làm việc gì phải dùng sức đôi chân quá nhiều không, như đứng lâu vài tiếng chẳng hạn?

- Dạ không!

- Vậy khi ngồi, ngồi kiểu gì?

- Dạ ngồi bắt chéo chân.

- Được rồi, tôi biết rồi.




Bác chỉ hỏi đến đấy rồi trầm ngâm ngồi kê thuốc cho em. Xong xuôi, trước khi em nhận thuốc và giấy xét nghiệm, bác dặn kỹ:

- Có nghe người ta nói có bầu phải nằm nghiêng, không nằm bao giờ chưa? Quan trọng lắm phải không? Vậy thì ngồi cũng vậy. Tư thế rất quan trọng. Nếu có bầu mà chị cứ ngồi bắt chéo chân trong suốt thời gian làm việc bên máy tính như thế thì sẽ làm cho máu trong người không lưu thông được. Chứng tĩnh mạch của chị cũng là do tư thế này mà ra cả. Chị xem, giờ mới 5 tháng hơn thôi mà chân chị đã sưng phù như thể chân của các mẹ 8, 9 tháng rồi. Bỏ đi nha, ngồi là phải tựa lưng, ngồi thẳng và ngồi hết mông trên ghế, không con trong bụng nó lại thiếu oxy, khó thở. Ngồi không ngay còn không khéo làm con mang tật.



Sau khi được bác giải thích tường tận cho, em mới ngộ ra nhiều điều các mẹ ạ. Rồi thì em lên mạng, vào các trang web của các bệnh viện phụ sản để tìm thêm thông tin về tư thế ngồi của bà bầu thì thấy mình lâu nay toàn làm sai. Mẹ nào cũng giống như em, từng ngồi ở tư thế này thì xin mẹ xem lại và sửa ngay nha:

Ngồi bắt chéo chân

Thói quen này phần lớn hình thành từ khi các mẹ chưa lên chức mẹ. Nhiều người cảm thấy thoải mái khi ngồi bắt chéo chân và có thể ngồi như vậy trong suốt mấy tiếng liền. Tuy nhiên, chính tư thế ngồi này sẽ làm cho mẹ không thể lưu thông máu tốt, khiến thai nhi dễ bị thiếu máu, thiếu oxy. Riêng mẹ sẽ rất dễ bị giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, đây cũng chính là nguyên nhân khiến chân các mẹ dù chưa phải đến ngày cận đích cũng bị sưng to, phù nề rất đáng sợ. Bên cạnh đó, với tư thế bắt chéo chân, phần đầu gối gập sẽ vô tình khiến cho phần lưng trên gánh một áp lực lớn, gây đau mỏi.

Ngồi gập phía trước

Một số mẹ có thói quen ngồi gập bụng về trước khi bụng bầu chưa quá to. Nhiều người cho rằng điều này không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng trên thực tế, nó lại tổn thương rất nhiều đến thai nhi. Cụ thể, nó sẽ để lại vết tích vĩnh viễn trên cơ thể mỏng manh và mềm yếu của bé.

Ngồi không điểm tựa

Từ tháng thứ 3 trở đi, các mẹ nên tìm một nơi ngồi có điểm tựa. Bởi lẽ, lúc này phần lưng và cột sống chịu áp lực lớn do tử cung giãn nỡ dần để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Nếu ngồi mà không có điểm tựa, mẹ sẽ phải dồn hết gánh nặng lên phần lưng và khiến cơ thể chịu đau đớn về sau. Tốt nhất, mẹ nên ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn, có phần tựa lưng và trọn mông.

Ngồi ngửa ra sau

Thỉnh thoảng khi quá mệt mỏi, mẹ sẽ ngồi ngửa ra sau, vươn vai để trả lại cho cơ thể sự thoải mái nhất. Bình thường các mẹ có thể cho rằng tư thế này rất tốt để thư giãn nhưng khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nếu ngồi ngửa ra sau quá lâu sẽ làm cho lưng dưới bị căng quá mức và để lại hậu quả ở phần cơ tử cung.
Ngồi vắt vẻo nửa mông

Vì một lý do nào đó, mẹ có thể thích ngồi nửa mông hơn là đặt mông ngồi trọn phần mặt ghế. Tuy nhiên, trong tư thế này, mẹ sẽ vô tình gây áp lực lên cả vùng bụng lẫn cột sống và khiến cả mẹ lẫn thai nhi đều chịu đau đớn.


Tham khảo cắt polyp tử cung của chị em hiện nay! 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét