Get me outta here!

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

TP.Hồ Chí Minh-Hướng biển thích ứng với biến đổi khí hậu - DVO

Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM tới năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển cảng biển và đô thị biển sẽ là hướng phát triển lớn của TP.HCM. Đây là cơ sở quan trọng để TP.HCM phát triển hướng ra biển, trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ, chính xác về tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hướng ra biển

Theo các chuyên gia, TP.HCM phải hướng ra biển vì địa phương này có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế biển, với đường bờ biển dài 17 km và hàng trăm km đường sông lớn rất thuận lợi cho phát triển cảng biển. Điều kiện tự nhiên này kết hợp với sự lên xuống của triều cường mà tàu biển tận dụng được là sự thuận lợi khó nơi nào có được.

Trong khi đó, các hệ thống cảng hiện hữu đang nằm sâu trong đất liền đã trở nên không phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, hướng ra biển cũng là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đang triển khai.

Hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ là vùng đất thấp ngập mặn, hạ tầng cơ sở yếu kém, dân cư thưa thớt nhưng chiếm gần 1/2 diện tích TP.HCM. Đây là cửa ngõ ra biển Đông của thành phố, đồng thời cũng là vùng tiếp giáp đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Tiền Giang, Long An), giao thông đường thủy vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, sông Soài Rạp và sông Nhà Bè có chiều rộng khoảng 1.000m trở lên (rộng hơn 3 lần sông Sài Gòn) dọc theo sông có thể xây dựng khu cảng Sài Gòn mới.

Như vậy, việc phát triển thành phố hướng ra biển Đông  đem đến các thuận lợi mới cho thành phố như: Mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư mới. Tạo thêm một luồng tàu mới, một khu vực cảng mới gần biển hơn, cho phép tàu có trọng tải lớn hơn vào thành phố, giải quyết được sự ách tắc khó khăn của cảng Sài Gòn hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành phố xây dựng hàng loạt cầu vượt sông Sài Gòn, phát triển ra hướng Đông sau này.

Nhằm hướng tới mục tiêu hướng ra biển, thời gian qua, TP.HCM đã tiến hành quy hoạch và đầu tư Khu đô thị cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) với quy mô khoảng 4.000 ha.

Từ trung tâm thành phố theo hương lộ 34 xuống tới khu công nghiệp Hiệp Phước khoảng 16km và xuôi dòng sông Soài Rạp ra bờ biển Đông còn khoảng 20km. Tại đây sẽ xây dựng một khu công nghiệp cơ bản, với các ngành cần sử dụng đất rộng, cần bến cảng cho tàu có trọng tải lớn cập bến, có những mức độ ô nhiễm phải xử lý tập trung như xi mạ, nhuộm, hóa chất...

Để phục vụ cho chương trình trên, một nhà máy nhiệt điện có công suất 675MW đang được xây dựng nhằm cung cấp điện năng cho khu công nghiệp Hiệp Phước và cả vùng phía Nam thành phố sau này.

TP.HCM đã xây dựng  thành công Khu chế xuất Tân Thuận rộng 300 ha tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, trở thành một khu chết xuất kiểu mẫu của cả nước, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố.

Tuyến đường Nguyễn Văn Linh  được xây dựng hiện đại, nối liền với quốc lộ 1, chiều dài tuyến đường 17,8km, lộ giới 120m, có 10 làn xe chạy. Tuyến đường này sẽ giúp cho việc giải tỏa hàng hóa xuất nhập khẩu của cảng Sài Gòn không phải đi vào nội thành như hiện nay, đây cũng là tuyến đường vành đai quan trọng của thành phố. Tuyến đường được xây dựng song song với hướng của Kinh Tẻ, Kinh Đôi (hướng Đông Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn)…

Với nhiều công trình đã đang được triển khai tạo nên một hệ thống dự án nối kết nhau, thúc đẩy TP.HCM mở rộng về hướng Nam và Đông Nam đến tận Cần Giờ, giúp thành phố phát triển ra biển Đông, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị hiện nay của thế giới.

Triều cường tại TP HCM được dự báo là sẽ gia tăng khi biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu rõ hơn
Triều cường tại TP HCM được dự báo là sẽ gia tăng khi biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu rõ hơn

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, việc hướng ra biển đồng nghĩa TP.HCM phải đối mặt với tình trạng ngập nước, đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biễn phức tạp. Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, TP. HCM là một trong 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu nước biển dâng của Bộ TN&MT, nếu nước biển dâng 75 cm thì sẽ có khoảng 204 km2 bị ngập, nước biển dâng 100 cm thì diện tích bị chìm trong nước là 472 km2.

Trước thực trạng trên, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các Sở, ban ngành tiến hành nghiên cứu phân tích, tìm kiếm giải pháp phù hợp. Trong đó, thành phố đã xây dựng Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời ký kết hợp tác với thành phố Rotterdam của Hà Lan nghiên cứu xây dựng kế hoạch đưa TP.HCM tiến ra biển và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, TP.HCM sẽ xây dựng Chiến lược tiến ra biển trên cơ sở rà soát lại tất cả các quy hoạch của thành phố hiện nay, kết hợp lại với nhau, phân tích điểm mạnh, điểm yếu để vạch ra các công việc cần làm để tiến ra biển.

Đề xuất và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững; đón đầu và tận dụng những ảnh hưởng tích cực của biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và tăng cường liên kết giữa các Sở, ngành; nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.

Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN&MT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết: Đến năm 2025 là phải xong các công trình cơ bản ứng phó với biến đổi khí hậu như: Cảng biển, công trình đê điều chống ngập lụt, đập ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy, quản lý mạng lưới nước tiêu thụ, mở tuyến đường từ nội thành sang Cần Giờ…

Khi các công trình cơ bản hoàn thành, chắc chắn sẽ giúp hạn chế, ngăn chặn được các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đúng như kịch bản của Bộ TN&MT vì các chuyên gia Hà Lan đã tư vấn xây dựng Chương trình phát triển tiến ra biển của thành phố có tầm nhìn cho 100 năm tới.

Bích Ngọc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét