Get me outta here!

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Campuchia lắc đầu với dự án Trung Quốc tài trợ - DVO

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết: "Từ nay đến năm 2018 sẽ không có giấy phép cho việc xây dựng. Bây giờ tôi muốn mọi người không bàn luận thêm".

Dự án đập Stung Cheay Areng ở tỉnh Koh Kong của Campuchia nếu được xây dựng sẽ  khiến 1.400 dân địa phương sống trong thung lũng mất nhà cửa vì phải di dời.

Trước đó, Campuchia đã ký kết một thỏa thuận để xây dựng các siêu đập với sự tài trợ từ tập đoàn nhà nước Sinohydro của Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay hai bên khẳng định sẽ phải nghiên cứu thêm trước khi bắt đầu bất cứ việc xây dựng nào.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã ký thỏa thuận tài trợ cho Campuchia xây dựng một loạt đập thủy điện lớn, trong đó có dự án xây đập Hạ Sê San số 2 trị giá 800 triệu USD trên sông Sê San, một nhánh chính của sông Mekong.

Tổ chức phi chính phủ Campuchia (NGO) tại một cuộc biểu tình chống lại việc xây dựng đập Don Sahong, tại Phnom Penh, Campuchia
Một tổ chức phi chính phủ Campuchia tại một cuộc biểu tình chống lại việc xây dựng đập Don Sahong, tại Phnom Penh, Campuchia

Các dự án gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ phe đối lập chính trị và các nhóm hoạt động vì môi trường.

Các nhóm môi trường nói rằng con đập lớn sẽ phá hủy môi trường sống tự nhiên trên một vùng rộng lớn tại một trong những khu vực hoang dã lớn cuối cùng của Đông Nam Á, trong đó có một số động vật hoang dã riêng có ở Campuchia, đặc biệt là loài cá sấu Xiêm gần như đang tuyệt chủng.

Tính chung trên dòng Mekong từ Trung Quốc đến Campuchia có tất cả 19 dự án thủy điện.

Trong đó, 6 đập đã hoàn thành, còn lại đang và sẽ xây dựng, theo con số thống kê được đưa ra trong buổi toạ đàm "Thủy điện Don Sahong và thách thức đối với Việt Nam” do Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) tổ chức hồi tháng 12/2014.

Quyết định hoãn xây "siêu" đập do Trung Quốc tài trợ của chính phủ Campuchia có thể khiến Trung Quốc mếch lòng. Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia với hàng tỷ USD đổ vào đây.

Vào ngày cuối cùng của năm 2014, Trung Quốc còn cam kết viện trợ và cho vay không lãi suất 114 triệu USD dành cho Campuchia.

Dù vậy, sự việc trên cũng cho thấy sức mạnh của đấu tranh dư luận đối với các dự án thuỷ điện lớn Trung Quốc muốn đầu tư và xây dựng trên dòng Mekong. Hiện nay, không chỉ đầu tư vào các đập thuỷ điện ở Campuchia, Trung Quốc còn đầu tư một số đập thủy điện khác trên lãnh thổ nước Lào.

Trong bài báo hồi tháng 8/2014, báo Đầu tư dẫn số liệu từ Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, Lào dự kiến sẽ xây dựng 7 đập thủy điện và liên kết với Thái Lan xây dựng 1 đập thủy điện khác ở vùng biên giới Lào-Thái Lan.

Đập thủy điện đầu tiên của Lào là Sayabury công suất 1.285 MW đang được xây dựng, dự kiến phát điện thử vào năm 2017, bất chấp sự phản ứng của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng. 

Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) đối với những đề xuất dự án phát triển thủy điện trên dòng chảy chính sông Mekong được Ủy hội Sông Mekong (MRC) công bố vào tháng 10/2010 cho biết:

Các dự án thủy điện đóng góp khoảng 8% năng lượng cho toàn vùng nhưng làm tổn thất các ngành thủy sản và nông nghiệp 500 triệu USD/năm, hơn 100 loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, thiệt hại 30 triệu USD do giảm sản lượng nông nghiệp và phải đầu tư 30 triệu USD để tăng thêm phân bón, cải tạo hệ thống tưới tiêu vì các đập thủy điện.

Sinh kế và an ninh lương thực của 30 triệu người dân sống dựa vào vùng đánh bắt cá của sông Mê Kông sẽ bị hủy hoại nếu các đập thủy điện được xây dựng.

An Nhiên(Tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét