Các nhân viên y tế ở Mỹ có rất ít thông tin về chứng bệnh này, khiến cho nhiều trường hợp mắc bệnh được phát hiện rất muộn. Một số bác sỹ còn gọi đây là bệnh "AIDS mới" dựa trên cách căn bệnh phát triển.
Các nhà nghiên cứu tại Hội nghị Y tế và Dịch tễ Nhiệt đới ở New Orleans cho biết, nếu được phát hiện sớm, căn bệnh này có thể được chữa khỏi, nhưng nhiều trường hợp mắc bệnh lại không có biểu hiện triệu chứng, dẫn đến việc thiếu các biện pháp điều trị cần thiết.
Nguyên nhân lây bệnh là do tiếp xúc với bọ hút máu. |
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, căn bệnh lạ này do một loài ký sinh có tên là Trypanosoma cruzi lây nhiễm qua chất thải của bọ vào cơ thể người.
Những triệu chứng ban đầu của căn bệnh bao gồm sốt, mệt mỏi, đau người, phát ban, tiêu chảy và nôn mửa. Một trong những dấu hiệu mắc bệnh có thể thấy bằng mắt thường là tổn thương da hoặc nốt sưng tấy thâm tím trên một mí mắt.
Khi bệnh phát triển sang dạng nặng, người bệnh sẽ bị suy tim hoặc các biến chứng nguy hiểm khác, và lúc đó các hỗ trợ y tế sẽ trở nên vô ích.
Chagas được gọi là bệnh "AIDS mới" vì từ không có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ khởi phát rất nhanh và có thể dẫn tới tử vong.
"Chúng tôi vô cùng kinh ngạc khi phát hiện qua xét nghiệm máu không chỉ một tỷ lệ lớn bệnh nhân dương tính với Chagas , mà còn có tỷ lệ không nhỏ người măc bệnh tim có liên quan đến Chagas", Nolan Garcia, nhà dịch tễ học thuộc Đại học Y khoa Baylor cho biết.
CDC tin rằng hầu hết những người mắc bệnh Chagas đã bị nhiễm ký sinh trùng ở Mexico hoặc Nam Mỹ trước khi trở về Mỹ.
Một trong những triệu chứng của bệnh Chagas là một bên mí mắt bị sưng phù. |
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ hiện chưa cấp phép cho hai loại thuốc là nifurtimox và benznidazole được sử dụng để điều trị Chagas, vì chúng khiến người dùng có nguy cơ tổn thương dây thần kinh, gây buồn nôn và sút cân. CDC chỉ dùng đến hai loại thuốc này khi không còn biện pháp chữa trị nào khác.
Nhận định về căn bệnh này, nhà dịch tễ Nolan Garcia cho biết: "Căn bệnh này có thể gây chết người nếu không được chữa trị. Bạn sẽ không có bất cứ biểu hiện triệu chứng nào cho tới khi bệnh phát triển đến mức mọi biện pháp chữa trị đều không hiệu quả. Chúng tôi gọi đây là căn bệnh thầm lặng."
"Điều đáng lo ngại là phần lớn các bệnh nhân mà tôi tiếp xúc đều đi khám trước đó, và các bác sỹ đều nói rằng: Không, bạn không có bệnh gì cả".
Bọ xít hút máu có tên khoa học Triatoma rubrofasciata, là vector truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Loài bọ xít này có xu hướng đốt máu trên mặt người, nên chúng còn được gọi là “kissing bugs”.
Được biết, ban ngày bọ xít thường ẩn mình trong các kẻ hở trong tường vách, các kho tối chứa đồ trong nhà, đặc biệt của các loài bọ xít này là ưa thích sống trong các vật liệu bằng gỗ, lá…ở những nơi ít người qua lại. Bọ xít thường xuất hiện vào ban đêm lúc người đang ngủ.
Bọ xít không truyền thẳng mầm bệnh vào người và động vật khi hút máu. Mầm bệnh Trypanosoma cruzi ở phân, nước tiểu của bọ xít thải ra khi đang hút máu sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết trầy xước da do ngứa và gãi.
Vân Nhi (Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét