Get me outta here!

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Nông dân chế thiết giáp vào Hội đồng KH Quốc gia Campuchia - DVO

Liên quan đến việc ông Trần Quốc Hải (Tây Ninh) chế tạo ra xe bọc thép cho quân đội Campuchia và được nước này trao tặng huân chương Đại tướng quân, Trung tướng Soy Narit, Chỉ huy phó Lữ đoàn 70 của quân đội Hoàng gia Campuchia - người trực tiếp đến Tây Ninh làm việc với ông Hải đã chia sẻ về cơ duyên hợp tác với người nông dân này.

Theo thông tin trên PLO, Trung tướng Soy Narit cho biết, ban đầu ông liên hệ với ông Hải bởi vì biết ông Hải làm  máy trồng mì, máy cày, máy bón phân, máy xới. Rồi sau khi làm việc với ông Hải, ông biết ông Hải còn có khả năng sửa chữa các loại máy móc, động cơ.

Hai cha con ông Hải và Trung tướng Soy Narit bên xe bọc thép.
Hai cha con ông Hải và Trung tướng Soy Narit bên xe bọc thép.

Trung tướng Soy Narit cũng cho biết, ông Hải đã giúp quân đội Campuchia rất nhiều vì đã sữa chữa, cải tiến xe của đơn vị, cải tiến động cơ từ tiêu thụ xăng thành động cơ tiêu thụ dầu, biến máy đã cũ tiêu hao rất nhiều nhiên liệu nên việc cải tiến giúp tiết kiệm kinh phí rất lớn.

"Ông Hải là thợ máy có năng lực rất tốt. Sau khi kiểm tra, giám sát và thử nghiệm lại các loại máy móc thì chúng tôi thừa nhận ông Hải làm rất hiệu quả. Làm không tốt thì không được công nhận đâu", Trung tướng đánh giá.

Cũng theo ông Soy Narit cũng cho biết chính quyền Campuchia trao huân chương, bảng công nhận, giấy khen, thư cảm ơn cho những người có thành tích, người có công, người giúp đỡ đất nước.

Ngoài ông Hải, chính phủ Hoàng gia còn trao tặng huân chương cho những người đã giúp xây dựng đất nước, giúp đất nước tiết kiệm được ngân sách. Những việc đó đều được chính phủ ghi nhận và trân trọng.

Được công nhận nhà khoa học trên nước bạn

Sau khi chế tạo thành công hàng loạt xe bọc thép cho quân đội Campuchia, ông Trần Quốc Hải đã được Thủ tướng Hunsen trao huân chương Đại tướng quân và được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ.

Ông Hải chia sẻ: "Tôi không nói đến Huân chương Đại tướng quân hay bổng lộc. Ở Việt Nam nhiều năm đeo đuổi không ai công nhận. Cùng lắm chúng tôi chỉ được coi là những ông nông dân mê "chế" máy. Ở xứ bạn, ngay sau thành công với một sản phẩm, tôi nghiễm nhiên thành nhà khoa học chính danh đàng hoàng."

Ngoài Huân chương Đại tướng quân nói đến nhiều, ông Hải còn được Campuchia cử vào Ủy viên chấp hành Hội đồng Khoa học Quốc gia.

Các loại xe tăng do ông Hải cải tiến hoặc chế tạo thành công lập tức được cấp bằng sáng chế và có quyền sở hữu trí tuệ mà không phải làm hồ sơ giấy tờ gì nhiều. Đó mới là hạnh phúc lớn nhất của người làm khoa học.

Ông Hải bên mô hình chiếc trực thăng đang làm dở dang.
Ông Hải bên mô hình chiếc trực thăng đang làm dở dang.

Để phát triển tài năng, ông Hải cho rằng đầu tiên là tin tưởng đã, tạo điều kiện thủ tục đã. Kinh phí khó khăn thì đương nhiên. Người ta đam mê tự bỏ tiền ra làm, tự chịu trách nhiệm. Mình chỉ mỗi thái độ tin tưởng còn không có thì làm sao mà thành công được.

"Bản thân tôi thấy cũng đến lúc chúng ta thay đổi quan niệm về nhà khoa học. Làm như xứ bạn cũng là một cách. Làm được công trình ứng dụng tốt thì là nhà khoa học rồi. Chứ nặng về bằng cấp thì nhà khoa học "tay ngang" thật sự không có đất dụng võ. Tôi nói thẳng, chúng ta có quá nhiều giáo sư tiến sĩ, không cần nhiều như vậy đâu. Cái chúng ta cần là những nhà quản lý có tư duy khoa học, thay đổi cơ chế để khuyến khích khoa học", ông Hải chia sẻ thêm.

Nông dân Việt chế trực thăng cho Campuchia: Rơi cũng không chết

Vân Nhi (Tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét