Có đến 60% thanh niên trẻ sẽ sớm rơi vào thảm họa "ngày đi làm, đêm vào viện" vì họ là đại diện cho "thế hệ cúi đầu". Họ luôn nhìn vào màn hình điện thoại hàng giờ không ngước lên.
Thanh niên 20 tuổi sức khỏe xương tương đương 60 tuổi
Nam sinh 20 tuổi tên là Nhậm Bân sống ở Hán Khẩu (Trung Quốc) sau một thời gian dài sử dụng điện thoại quá nhiều đã phải nhập viện trong tình trạng người lờ đờ, chân tay run rẩy mất kiểm soát.
Không những thế, anh còn không đi lại được một cách bình thường mà người lâng lâng nhẹ bẫng, sau đó loạng choạng, chóng mặt và vấp ngã trên đường phố.
Đây là một hiện tượng khá phổ biến mà theo quan sát của các nhà chuyên môn thì giới trẻ ngày nay hầu hết đều mắc hội chứng lạm dụng điện thoại ở mức độ nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu của các bác sĩ cấp cứu, Bân được xem là đại diện điển hình cho một "thế hệ cúi đầu" – khái niệm mới để chỉ những người suốt ngày cúi xuống nhìn vào màn hình điện thoại mà không ngước mặt lên.
Họ là những thanh niên "cuồng" điện thoại ở mức độ cao, kèm theo đó là sự lười biếng trong việc tập thể dục, rất ít tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao.
Không chỉ riêng Bân, mà hầu hết lớp thanh niên trẻ ngày nay đều dành gần như toàn bộ thời gian cúi nhìn màn hình điện thoại, họ đọc tin tức, trò chuyện, chơi các trò chơi, thậm chí trong bữa ăn họ cũng không rơi tay khỏi điện thoại.
Bân cho biết, mỗi ngày có lúc anh dùng điện thoại đến 20 tiếng, thông thường phổ biến khoảng 10 tiếng.
Anh kể, một vài tháng trước, Bân thấy mình có cảm giác mỏi và đau cổ, sau đó đau mỏi vai, tiếp đến là các triệu chứng chóng mặt thường xuyên.
Hai tuần trước, anh cảm thấy 10 ngón tay đều trong trạng thái mỏi rã rời, tê buồn và hơi đau, bàn chân cũng ngứa ran và yếu đến mức không còn nhấc nổi lên mà đi lại.
Cho đến khi đột nhiên vấp ngã xuống đất, bất tỉnh, được gia đình vội vã đưa đến Bệnh viện Trung tâm Hậu Hồ (TQ) để điều trị thì anh mới "ngẫm" ra được mình đã vì chiếc điện thoại mà coi nhẹ sức khỏe thế nào.
Bác sĩ Vạn Văn Tuấn, Trưởng khoa phục hồi chức năng BV Hậu Hồ sau khi điều trị cho Bân cho biết, anh đã bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ và bệnh lý về tủy khá nặng.
Theo các chỉ số xét nghiệm, vùng xương cổ của Bân đã bị lão hóa ở mức nghiêm trọng, sức khỏe tuổi xương ở vùng cổ xuống cấp tương đương với người 60 tuổi.
Nếu tiếp tục sử dụng điện thoại như hiện tại, bệnh sẽ phát triển và gây hậu quả không thể lường hết. Cụ thể là đốt sống cổ sẽ bị tê liệt, nhiều chức năng khác trên cơ thể sẽ bị liên đới. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc, ngày đi học đi làm, tối vào viện điều trị lâu dài.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, trong những năm gần đây, trường hợp như Bân càng ngày càng nhiều. Việc thanh niên nhập viện để châm cứu và tham gia lộ trình vật lý trị liệu không còn hiếm nữa.
Bác sĩ Tuấn cũng cảnh báo, ngày trước, bệnh lão hóa đốt sống chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, và bệnh nhân cũng chỉ là những người cao tuổi, đa số trên 60 tuổi.
Nhưng ngày nay, trước trào lưu "thế hệ cúi đầu" phát triển cùng sự đa dạng của nội dung giải trí trên các thiết bị di động khiến bệnh nhân trẻ hóa nhanh chóng.
Với sự gia tăng đó, tỷ lệ người mắc bệnh về đốt sống cổ có thể lên tới con số 60%, và đây là một thực trạng khiến BS Tuấn vô cùng lo ngại, cần phải thay đổi ngay lập tức.
Có lẽ chúng ta sẽ không thể cảnh báo suông được nữa khi thế hệ trẻ sớm đổ bệnh và điều trị như một người già thế này. Hãy bỏ điện thoại xuống và ngước mặt lên thay vì phải nằm viện chữa trị trong đau đớn. BS Tuấn than thở.
*Theo Health/HB
Nguồn: http://soha.vn/bs-canh-bao-can-benh-khien-60-thanh-nien-hong-het-dot-song-co-20161011110009319.htm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét