Get me outta here!

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Vận tốc ánh sáng trong không gian có thể làm chậm lại - DVO

Theo các nhà khoa học từ ĐH Glasgow và ĐH Heriot-Watt (Scotland, Anh quốc), họ đã làm giảm thành công tốc độ của các photon bằng cách tạo ra một lớp "mặt nạ" đặc biệt được thiết kế để làm chậm tốc độ của photon bằng cách thay đổi hình dạng của nó.

Họ đã thử nghiệm bằng cách cho hai photon cùng xuất phát với cùng khoảng cách tới một đích đến đã xác định, trong đó một photon được đi qua một "mặt nạ".

Kết quả, photon không qua "mặt nạ" đã tới đích như dự đoán, còn photon đi qua "mặt nạ" tới chậm hơn, có nghĩa là vận tốc của nó đã bị giảm.

Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên tắc trên có thể áp dụng cho bất kỳ thuyết sóng nào, bao gồm cả sóng âm.

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên làm chậm được vận tốc ánh sáng - Ảnh: Press TV
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên làm chậm được vận tốc ánh sáng - Ảnh: Press TV

Việc này chứng minh rằng sau khi cho ánh sáng đi qua một "mặt nạ", photon di chuyển chậm hơn trong không gian. Điều này rất khác với việc vận tốc ánh sáng giảm đi khi truyền qua nước hay thủy tinh, vì trong trường hợp đó ánh sáng sẽ trở về vận tốc ban đầu sau khi ra khỏi các môi trường đó.

Còn đằng này, sau khi đi qua "mặt nạ" và trở lại không gian, nó vẫn bị giảm vận tốc. Sự giảm này gây ra hiệu ứng giới hạn vận tốc tối đa mà photon có thể đạt được.

Theo Tech Times ngày 24/1, trước đây việc làm chậm vận tốc ánh sáng trong không gian được cho là không thể, tuy nhiên nghiên cứu mới nhất này đã phá vỡ tính "bất khả thi" đó. Nó cũng cung cấp những hiểu biết mới về tính chất của ánh sáng.

Các nhà khoa học cho biết họ đang tiếp tục tìm hiểu để khai thác những khả năng mà kết quả nghiên cứu có thể mang lại.

Ngôi sao cách Trái Đất 12 tỷ năm ánh sáng nổ

Thuỳ Dung (Tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét