Theo Nikkei, đại diện Tổ chức phát triển Dầu mỏ, khí đốt-Tài nguyên khoáng sản Nhật Bản (JOGMEC) và đại diện Viện nghiên cứu kỹ thuật năng lượng Mỹ đã ký bản ghi nhớ sản xuất thử nghiệm băng cháy trong ngày 6/11. Đây là bản ghi nhớ đầu tiên giữa hai chính phủ Mỹ-Nhật Bản trong việc điều tra và phát triển khí đốt từ băng cháy.
Theo kế hoạch, hai bên sẽ tiến hành điều tra địa chất, khai thác băng cháy tại bang Alaska (Mỹ), nơi đóng băng vĩnh cửu và điều kiện khai thác gần giống với khai thác ở đáy biển. Hai nước cũng đặt mục tiêu sau 5 năm sẽ sản xuất được 20.000 m3 khí đốt/ngày.
Theo tính toán, chi phí khảo sát, nghiên cứu trong 5 năm sẽ chỉ mất khoảng vài tỷ yen, thấp hơn rất nhiều so với kinh phí 10 tỷ yen/năm mà Chính phủ Nhật Bản chi ra để nghiên cứu công nghệ khai thác và phát triển khí đốt từ băng cháy.
Ngọn lửa cháy nhờ khí đột tự nhiên sau khi hút thành công từ lớp băng cháy tại giàn khoan của Nhật Bản. |
Dựa vào kinh nghiệm khai thác băng cháy trên đất liền, dễ khai thác và chi phí rẻ, người Nhật sẽ áp dụng và cải tiến công nghệ, giảm giá thành sản xuất để tiến tới khai thác băng cháy tại vùng biển gần quanh Nhật Bản.
Hiện tại, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới khai thác khí đốt tự nhiên từ băng cháy ở đáy Thái Bình Dương, ngoài khơi miền trung nước này. Ngân sách để nước này phát triển nguồn nhiên liệu này là 10 tỷ yen mỗi năm.
Băng cháy cấu tạo từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển hoặc đóng băng vĩnh viễn. Nguồn năng lượng này ban đầu được cho là chỉ tồn tại bên ngoài hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học sau đó phát hiện băng cháy dưới đáy biển sâu. Với trữ lượng lớn gấp ba lần trữ lượng năng lượng hóa thạch từng được biết tới, băng cháy hiện được xem là nguồn năng lượng tương lai của nhân loại.
Băng cháy tồn tại ở nhiều vùng trên thế giới và cả ở những vùng băng tuyết phủ quanh năm như Siberi, với trữ lượng đủ lớn để cung cấp cho toàn thế giới trong hàng trăm năm. Người ta tính rằng 1m3 băng cháy phân giải cho ra 164m3 khí methane và 0,8m3 nước.
Theo dự báo của các nhà khoa học, nguồn băng cháy ở đáy các đại dương lớn gấp khoảng 100 lần so với ở trên lục địa. Trữ lượng băng cháy ở Canada được xem là nhiều nhất thế giới, kế đến là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật.
Việt Nam cùng Nga nghiên cứu băng cháy biển Đông |
(Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét