Get me outta here!

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Nhiệt độ tại Hà Nội có thể vượt quá 42 độ C - DVO

Thông tin này mới đây đã được các nhà khoa học công bố. Theo đó cùng với xu thế nóng lên toàn cầu, nhiệt độ vùng tiếp tục tăng trong các thập kỷ tới, riêng khu vực Hà Nội, do ảnh hưởng của tốc độ đo thị hóa nhanh, “hiệu ứng đảo nhiệt” sẽ làm cho nhiệt độ tại Trung tâm bao giờ cũng nóng hơn vùng ven đô; nhiệt độ tại Hà Nội ngày càng tăng cao, tối đa có thể vượt quá 42 độ C.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Trung tâm KHCN Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu là một thực tế, các số liệu quan trắc trên toàn cầu từ Bắc cực đến Nam cực đều có những con số chứng minh cho điều này. Nhiệt độ ở Bắc cực tăng gấp 2 lần mức tăng trung bình toàn cầu, còn ở Nam cực, sự biến đổi thập kỷ cao và xuất hiện mọt thời kỳ nóng từ năm 1925 đến 1945.

Tại Hà Nội, GS Ngữ minh chứng cho sự BĐKH đang hiện hữu đó chính là nhiệt độ thấp nhất hàng năm tăng lên cùng với sự giảm đi của các đợt lạnh, số ngày lạnh và sự rút ngắn của mùa lạnh.

“Tần số front lạnh (có thể cả cường độ) qua Hà Nội và cùng đồng bằng Bắc bộ sẽ giảm đi trong các thập kỷ tới. Chẳng những làm cho mùa đông ít lạnh hơn mà còn làm giảm lượng mưa trong mùa này, vốn đã ít mưa dấn đến tình trạng khô hạn tăng lên”, GS Ngữ nói.

Thực tế BĐKH đang là một thách thức, song các nhà khoa học lại thừa nhận “chưa có một công trình nghiên cứu, một đề tài khoa học nào được cấp tiền để nghiên cứu về các giải pháp ứng phó với điều này”.

Ks Nguyễn Văn Hoạch, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương cho rằng những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã thực sự tác động đến nhiều mặt của đời sống con người. Biến đổi khí hậu đã gây ra thời tiết ngày càng dị thường.

Tại Việt Nam, từ cuối tháng 1 đến tháng 2/2008 miền Bắc đã phải gánh chịu một đợt rét đậm, rét hại khốc liệt kéo dài 38 ngày. Các tỉnh miền núi Tây Bắc nhất là Lào Cai, ngoài rét đậm, rét hại còn phải chịu đựng thêm từ 2 đến 4 đợt băng giá, sương muối. Đợt rét đã làm cho toàn miền bắc bị chết gần 50.000 con gia súc các loại, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ hẳn.

Trận lụt năm 2008 đã khiến Hà Nội chìm trong nước và bị cô lập
Trận lụt năm 2008 đã khiến Hà Nội chìm trong nước và nhiều nơi bị cô lập

Riêng Hà Nội vào năm 2013 cũng có lúc nhiệt độ xuống tới 9 độ C và tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày.

Sự bất thường của thời tiết diễn ra vào tất cả các mùa, kể cả mùa thu - mùa được xem là bình yên nhất.

Minh chứng là từ ngày 31/10 đến ngày 4/11/2008 một đợt mưa chưa từng có đã trút xuống thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận. Lượng mưa cả đợt tại Hà Nội và tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ) Ninh Bình, Hòa Bình dao động từ 600 - 1000mm.

Đây là đợt mưa lớn lịch sử ghi nhận kể từ khi có số liệu quan trắc. Hà Nội và các địa phương trên bị ngập chìm trong biển nước, có hơn 20 người bị chết. Đánh giá sơ bộ thiệt hại ước khoảng 3.000 tỷ đồng.

Dù thời tiết cực đoan ngày càng hiện hữu rõ hơn và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, kể cả với Thủ đô Hà Nội, song GS Ngữ cũng thẳng thắn: “Vấn đề BĐKH chưa được lồng ghép vào quan điểm phát triển bền vững, các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội và các công cụ điều tiết khác của Nhà nước”.

Trên thực tế, nhiều giải pháp ứng phó cũng đã được các nhà khoa học đưa ra từ những công trình nghiên cứu của cá nhân mình, song việc tạo tiếng nói chung, các ngành cùng vào cuộc thì vẫn cần thêm thời gian.

Vì vậy, GS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT mong muốn các nhà khoa học sẽ đóng góp thêm những ý kiến, bàn về các giải pháp ứng phó để cùng các cơ quan quản lý tìm ra giải pháp “sống chung với BĐKH”.

Phương Nguyên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét